Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Vĩnh Xuân Quyền - Truyền thuyết và Thực tại (Phần 1)

Nguồn gốc và phát triển:

Tại Quảng Đông và Hong Kong hiện đang lưu hành hai thuyết về nguồ gốc của môn phái Vịnh Xuân.

1/ Thuyết của Diệp Vấn và Lương Quang Mãn:

Diệp Vấn cho Vịnh Xuân Quyền bắt nguồn từ Ngũ Mai sư thái, một trong năm người tương truyền đã trốn thoát khỏi cuộc hoả thiêu chùa Thiếu Lâm vào thế kỷ 18. Bốn người kia là Phùng Đạo Đức, Chí Thiện Thiền Sư, Bạch Mi đạo nhân và Miêu Hiển.

Ngũ Mai sư thái sau khi nhìn cuộc ẩu đả giữa hạc và cáo đã sáng tác ra môn quyền mới rồi truyền lại cho Nghiêm Vịnh Xuân. Nghiêm lại dạy lại cho chồng mình là Lương Bác Trù. Sau đó Lương Bác Trù đặt tên môn quyền mới là Vịnh Xuân Quyền.

Đệ tử của Lương Bác Trù là y sĩ Lương Lan Quế. Y sĩ này lại truyền cho một diễn viên hát dạo là Hoàng Hoa Bảo. Khi đó Vịnh Xuân chỉ có quyền thuậtt và đao pháp là Bát Trảm Đao. Trong gánh hát có người lái thuyền tên là Lương Nhị Để giỏi môn Lục điểm bán côn. Hai người đã trao đổi côn, đao, quyền với nhau. Lương dựa theo lí thuyết của Vịnh Xuân sáng tác ra phương pháp "Li côn", (Niêm côn), tương tự như "Li thủ", (Niêm thủ).

Theo Lương Quang Mãn ở Quảng Đông, Nghiêm Vịnh Xuân không học với Ngũ Mai sư thái mà sau khi xem ẩu đả giữa bạch hạc và thanh xà mới sáng tác ra môn quyền mới này.Bà cùng chồng là Lương Bác Trù đến Quảng Đông truyền dạy Vịnh Xuân Quyền cho bốn người hát dạo là Hoàng Bảo Hoa, Lương Nhị Để, A Cầm (còn gọi là Đại Hoa Diện Cầm) và Tôn Phước.

Lương Nhị Để truyền dạy cho Lương Tán, một danh y ở Phật Sơn có biệt danh là "Vịnh Xuân Quyền Vương". Ông có bốn người học trò: hai người con trai Lương Xuân và Lương Bích; Mộc Nhân Hoa và Trần Hoa Thuận tự Hoa Tiền Hoa.

Trần Hoa Thuận có 14 người học trò: con trai Trần Nhử Miên, đệ tử Ngô Trọng Tố, Lôi Nhử Tể, Quách Bảo Toàn, Diệp Vấn, Diêu Tài,... Sau khi Trần Hoa Thuận mất Diệp Vấn tiếp tục học với Ngô Trọng Tố và sau đó có may mắn thọ giáo Lương Bích con tria Lương Tán...

2/ Thuyết của Bành Nam và Diệp Chuẩn:

Hiện nay ở Quảng Đông, Vịnh Xuân Quyền vẫn được truyền dạy. Theo Bành Nam (Pan Nan,1909- 1995)- truyền nhân đời thứ 2 của Lôi Nhử Tể và Trần Nhử Miêu- môn Vịnh Xuân Quyền bắt nguồn từ ni cô Nhất Trần. Bà có một đệ tử là Trương Ngũ tự là Than Thủ Ngũ, người Hồ Nam.

Theo Diệp Chuẩn (Yip Chun)- con của Diệp Vấn, quyển "Việt kịch sử nghiên cứu" của Khiếu Hà Quân ghi: "Trước triều Hoàng Đế Ung Chính, sự hát kịch ở Quảng Đông rất hạn chế. Trương Ngũ đem thuật hát kịch tới tỉnh Phật Sơn và tổ chức tại Hồng Hoa hội quán. Từ đó Việt kịch mới phát triển. Ông rất giỏi võ, thế "Than Thủ" của ông rất nổi tiếng trong giới võ lâm".

Diệp Chuẩn còn tìm thấy trong "Trung Quốc Hí khúc sử" quyển III trang 631 của Mảnh Dao xuất bản lần thứ nhất vào năm 1968 một đoạn như sau:"...Dưới triều Hoàng đế Ung Chính, Trương Ngũ không ở lại kinh thành được nên lẩn tránh sang Phật Sơn. Ông có biệt danh là Than Thủ Ngũ rất giỏi văn chương và võ thuật, tinh thông nhạc và thuật hát kịch. Đặc biệt ông giỏi môn võ của Thiếu Lâm tự. Tại đây ông truyền dạy võ thuật và hát kịch trong giới "Hồng Quyền đệ tử" và thành lập Hồng Hoa hội quán. Đến nay ông vẫn được tôn là Tổ môn kịch ở Quảng Đông".

Vì chuyện này xảy ra dưới thời Ung Chính, hơn 100 năm sự tích Nghiêm Vĩnh Xuân (dưới triều Đạo Quang 1821- 1850) nên Diệp Chuẩn cho thuyết này đáng tin hơn. Vả lại thế "Than Thủ" là một đặc kỹ của Vịnh Xuân Quyền, hoàn toàn không tìm thấy trong môn phái khác. Theo Diệp Chuẩn, bộ pháp "Nhị tự kiềm dương mã" thích hợp với sự di chuyển trên thuỳen bè của người hát dạo thường sống.

Theo Bành Nam, Vịnh Xuân Quyền truyền lại từ thời Than Thủ Ngũ, đầu thế kỷ 18 tới thời Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Để, Đại Hoa Diện Cẩm, những người trong giới "Hồng Quyền đệ tử".

3/ Những nơi phát triển Vịnh Xuân Quyền:

Hiện nay Vịnh Xuân đang bành trướng ở Quảng Đông Trung Quốc. Ở Quảng Châu có Bành Nam, Sầm Năng; Ở Phật Sơn có Lương Quang Mãn, Trần Ứng Tùng, Châu Kiện Cường; Tại Đức Thuận có Tôn Chi Bối, cháu ngoại của Trần Hoa Thuận; Tại Úc Môn có Lương Quyền,...Tất cả đều có nguồn gốc từ Trần Hoa Thuận.

Diệp Vấn (1898- 1972) là người đầu tiên phổ biến Vịnh Xuân ở Hương Cảng. Từ đó Vịnh Xuân bành chướng sang Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ,..

Vịnh Xuân vào Việt Nam sau năm 1945 do công của Nguyễn Tế Công, nhiều người Việt Nam cho rằng đây là sư huynh của Diệp Vấn. Theo Võ Lê, tại Sài Gòn có Huỳnh Bá Phước, Hoắc Phi Hùng, Phùng Điểm truyền dạy Vịnh Xuân.

Và cuối cùng chi phái của Diệp Vấn được lưu truyền vào thập niên 70 tại Sài Gòn trong một thời gian ngắn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét