Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Về Chữ “TỨ TRỤ” Trong Vovinam


Đ
ầu thập niên 1970, trong khi nhiều võ sư, huấn luyện viên tài giỏi đều đã nhận trách nhiệm mở lớp, dựng võ đạo trường ở các nơi, thì tại văn phòng Chưởng Môn ở Sài Gòn, có bốn võ sư xuất sắc, về võ thuật lẫn võ đạo và trí tuệ, đang theo Chưởng Môn học tập. Anh chị em môn sinh Vovinam thời đó gọi họ là “TỨ TRỤ”.

"Võ sư Nguyễn Văn Tuấn"


Chữ “Tứ Trụ” nầy thật ra chỉ là một biệt danh, huấn luyện viên và môn sinh ưu ái đặt cho bốn người mà họ khâm phục; biệt danh nầy người ta truyền miệng nhau, nói chơi với nhau để tỏ lòng hâm mộ chứ trong môn phái không hề có việc đặt ra tước hiệu nầy nọ như vậy.

Bốn người võ sư nầy năm đó là sinh viên, có người vừa tốt nghiệp đại học. Chưởng Môn Lê Sáng gọi họ về dạy thêm, có lẽ ý ông muốn chuẩn bị thêm bản lãnh cho họ, trước khi đưa họ đi làm Quản Nhiệm Việt Võ Đạo địa phương. Bốn vị nầy là:

LƯU THĂNG
NGUYỄN TÔN KHOA
VÕ VĂN TUẤN
ĐỖ CHÁNH TÂM

Bốn vị “tứ trụ’ nầy xứng danh tài trí vẹn toàn. Ngoài khả năng xuất chúng về võ học, họ còn là những người trí thức, đạo đức; rất xứng đáng để trở thành rường cột của môn phái, của đất nước. Cùng với những người tài trí và đạo đức khác trong Vovinam, bốn vị hiền tài nầy đã là tấm gương sáng cho hàng triệu môn đồ thời đó.


Thời gian về sau nầy có người lấy chữ “tứ trụ” gán cho các ông Lê Công Danh, Nguyễn Văn Thông, Trần Văn Trung, và Trần Văn Bé ở võ đường Hoa Lư, Sài Gòn. Đây là một gán ghép gượng gạo, thiếu khôn ngoan.

Bốn tay nầy ( Danh, Thông, Trung, Bé ) không được chân chính cho lắm. Như hầu hết tay chân bộ hạ của
ông Trần Huy Phong, bốn tay vai u thịt bắp nầy rượu chè be bét, đầu óc thấp kém, tâm tình ích kỷ nhỏ nhoi. Đã không có học vấn và đạo đức đủ để làm cột trụ cho chính gia đình của họ, nói gì đến việc làm “trụ”, làm rường cột cho một tập thể như Vovinam.



Tay Thép Phá Tam Giang
Nguyễn Phước Vĩnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét