Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Vĩnh Xuân Quyền - Truyền thuyết và Thực tại (Phần 1)

Nguồn gốc và phát triển:

Tại Quảng Đông và Hong Kong hiện đang lưu hành hai thuyết về nguồ gốc của môn phái Vịnh Xuân.

1/ Thuyết của Diệp Vấn và Lương Quang Mãn:

Diệp Vấn cho Vịnh Xuân Quyền bắt nguồn từ Ngũ Mai sư thái, một trong năm người tương truyền đã trốn thoát khỏi cuộc hoả thiêu chùa Thiếu Lâm vào thế kỷ 18. Bốn người kia là Phùng Đạo Đức, Chí Thiện Thiền Sư, Bạch Mi đạo nhân và Miêu Hiển.

Ngũ Mai sư thái sau khi nhìn cuộc ẩu đả giữa hạc và cáo đã sáng tác ra môn quyền mới rồi truyền lại cho Nghiêm Vịnh Xuân. Nghiêm lại dạy lại cho chồng mình là Lương Bác Trù. Sau đó Lương Bác Trù đặt tên môn quyền mới là Vịnh Xuân Quyền.

Đệ tử của Lương Bác Trù là y sĩ Lương Lan Quế. Y sĩ này lại truyền cho một diễn viên hát dạo là Hoàng Hoa Bảo. Khi đó Vịnh Xuân chỉ có quyền thuậtt và đao pháp là Bát Trảm Đao. Trong gánh hát có người lái thuyền tên là Lương Nhị Để giỏi môn Lục điểm bán côn. Hai người đã trao đổi côn, đao, quyền với nhau. Lương dựa theo lí thuyết của Vịnh Xuân sáng tác ra phương pháp "Li côn", (Niêm côn), tương tự như "Li thủ", (Niêm thủ).

Theo Lương Quang Mãn ở Quảng Đông, Nghiêm Vịnh Xuân không học với Ngũ Mai sư thái mà sau khi xem ẩu đả giữa bạch hạc và thanh xà mới sáng tác ra môn quyền mới này.Bà cùng chồng là Lương Bác Trù đến Quảng Đông truyền dạy Vịnh Xuân Quyền cho bốn người hát dạo là Hoàng Bảo Hoa, Lương Nhị Để, A Cầm (còn gọi là Đại Hoa Diện Cầm) và Tôn Phước.

Lương Nhị Để truyền dạy cho Lương Tán, một danh y ở Phật Sơn có biệt danh là "Vịnh Xuân Quyền Vương". Ông có bốn người học trò: hai người con trai Lương Xuân và Lương Bích; Mộc Nhân Hoa và Trần Hoa Thuận tự Hoa Tiền Hoa.

Trần Hoa Thuận có 14 người học trò: con trai Trần Nhử Miên, đệ tử Ngô Trọng Tố, Lôi Nhử Tể, Quách Bảo Toàn, Diệp Vấn, Diêu Tài,... Sau khi Trần Hoa Thuận mất Diệp Vấn tiếp tục học với Ngô Trọng Tố và sau đó có may mắn thọ giáo Lương Bích con tria Lương Tán...

2/ Thuyết của Bành Nam và Diệp Chuẩn:

Hiện nay ở Quảng Đông, Vịnh Xuân Quyền vẫn được truyền dạy. Theo Bành Nam (Pan Nan,1909- 1995)- truyền nhân đời thứ 2 của Lôi Nhử Tể và Trần Nhử Miêu- môn Vịnh Xuân Quyền bắt nguồn từ ni cô Nhất Trần. Bà có một đệ tử là Trương Ngũ tự là Than Thủ Ngũ, người Hồ Nam.

Theo Diệp Chuẩn (Yip Chun)- con của Diệp Vấn, quyển "Việt kịch sử nghiên cứu" của Khiếu Hà Quân ghi: "Trước triều Hoàng Đế Ung Chính, sự hát kịch ở Quảng Đông rất hạn chế. Trương Ngũ đem thuật hát kịch tới tỉnh Phật Sơn và tổ chức tại Hồng Hoa hội quán. Từ đó Việt kịch mới phát triển. Ông rất giỏi võ, thế "Than Thủ" của ông rất nổi tiếng trong giới võ lâm".

Diệp Chuẩn còn tìm thấy trong "Trung Quốc Hí khúc sử" quyển III trang 631 của Mảnh Dao xuất bản lần thứ nhất vào năm 1968 một đoạn như sau:"...Dưới triều Hoàng đế Ung Chính, Trương Ngũ không ở lại kinh thành được nên lẩn tránh sang Phật Sơn. Ông có biệt danh là Than Thủ Ngũ rất giỏi văn chương và võ thuật, tinh thông nhạc và thuật hát kịch. Đặc biệt ông giỏi môn võ của Thiếu Lâm tự. Tại đây ông truyền dạy võ thuật và hát kịch trong giới "Hồng Quyền đệ tử" và thành lập Hồng Hoa hội quán. Đến nay ông vẫn được tôn là Tổ môn kịch ở Quảng Đông".

Vì chuyện này xảy ra dưới thời Ung Chính, hơn 100 năm sự tích Nghiêm Vĩnh Xuân (dưới triều Đạo Quang 1821- 1850) nên Diệp Chuẩn cho thuyết này đáng tin hơn. Vả lại thế "Than Thủ" là một đặc kỹ của Vịnh Xuân Quyền, hoàn toàn không tìm thấy trong môn phái khác. Theo Diệp Chuẩn, bộ pháp "Nhị tự kiềm dương mã" thích hợp với sự di chuyển trên thuỳen bè của người hát dạo thường sống.

Theo Bành Nam, Vịnh Xuân Quyền truyền lại từ thời Than Thủ Ngũ, đầu thế kỷ 18 tới thời Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Để, Đại Hoa Diện Cẩm, những người trong giới "Hồng Quyền đệ tử".

3/ Những nơi phát triển Vịnh Xuân Quyền:

Hiện nay Vịnh Xuân đang bành trướng ở Quảng Đông Trung Quốc. Ở Quảng Châu có Bành Nam, Sầm Năng; Ở Phật Sơn có Lương Quang Mãn, Trần Ứng Tùng, Châu Kiện Cường; Tại Đức Thuận có Tôn Chi Bối, cháu ngoại của Trần Hoa Thuận; Tại Úc Môn có Lương Quyền,...Tất cả đều có nguồn gốc từ Trần Hoa Thuận.

Diệp Vấn (1898- 1972) là người đầu tiên phổ biến Vịnh Xuân ở Hương Cảng. Từ đó Vịnh Xuân bành chướng sang Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ,..

Vịnh Xuân vào Việt Nam sau năm 1945 do công của Nguyễn Tế Công, nhiều người Việt Nam cho rằng đây là sư huynh của Diệp Vấn. Theo Võ Lê, tại Sài Gòn có Huỳnh Bá Phước, Hoắc Phi Hùng, Phùng Điểm truyền dạy Vịnh Xuân.

Và cuối cùng chi phái của Diệp Vấn được lưu truyền vào thập niên 70 tại Sài Gòn trong một thời gian ngắn.

NGUỒN GỐC VỊNH XUÂN

Tổ sư của Vịnh Xuân, bà Nghiêm Vịnh Xuân (Yim Ving Tsun) , là người Quảng Đông, Trung Quốc. Khi còn trẻ, bà là người thông minh, nhanh nhẹn, quật cường và có khí phách nam nhi. Bà được hứa hôn với Lương Bác Trù (Leung Bok Chau), một người buôn muối ở Phúc Kiến. Sau đó một thời gian ngắn, mẹ bà qua đời. Cha bà, Nghiêm Nhị (Yim Yee), bị vu tội, chút nữa thì phải đi tù. Do vậy, gia đình phải ly hương, cuối cùng tới sinh sống tại chân núi Đại Lương, vùng biên giữa hai tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên. Đó là vào thời vua Khang Hy (1662-1722).

Thời đó, võ công của Thiếu Lâm Tự, ở Tung Sơn, Hồ Nam, đã rất cao, khiến triều đình Mãn Thanh lo sợ, nên đưa quân đến tấn công chùa, nhưng thất bại. Chan Man Wai, trạng nguyên năm đó, vì muốn làm vui lòng triều đình, đã lập mưu cùng các nhà sư Thiếu Lâm là Mã Ninh Nhi (Ma Ning Yee) với đồng bọn. Chúng đã phát hỏa đốt chùa khi quân lính tấn công bên ngoài. Thiếu Lâm Tự bị đốt trụi, các nhà sư phải tản mát. Các đại sư Ngũ Mai (Ng Mui), Chí Thiện (Chi Shin), Bạch My (Pak Mei), Phùng Đạo Đức (Fung To Tak), Miêu Hiển (Miu Hin) chạy thoát mỗi người một ngả.

Ngũ Mai ẩn thân tại đền Bạch Hạc, trên núi Đại Lưong. Tại đây, bà quen Nghiêm Nhị, và con gái ông, Nghiêm Vịnh Xuân, vì bà thường mua đậu phụ ở cửa hàng của ông.

Vịnh Xuân lúc đó là một cô gái trẻ, đẹp khiến một tên côn đồ địa phương chú ý. Hắn ép cô cưới hắn. Cô và cha cô rất lo lắng. Ngũ Mai biết chuyện đó và rất thương cô gái. Bà đồng ý dạy võ cho Vịnh Xuân để cô có thể tự bảo vệ. Lúc đó, cô có thể tự mình giải quyết tên côn đồ và cưới Lương Bác Trù, người chồng đã đính hôn của mình. Vịnh Xuân theo Ngũ Mai lên núi và bắt đầu học võ. Cô luyện võ cả đêm lẫn ngày cho đến khi thuần thục. Khi đó, cô đã thách đấu và đánh bại tên côn đồ nọ. Ngũ Mai quyết định lên đường chu du vòng quanh đất nước. Nhưng trước khi lên đường, bà đã bắt Vịnh Xuân thề giữ nghiêm các môn quy, phát triển võ thuật ngay cả sau khi cưới, và phải giúp nhân dân lật đổ nhà Thanh, khôi phục nhà Minh. Đó là về chuyện Ngũ Mai đã truyền môn Vịnh Xuân như thế nào.

Sau khi cưới, Vịnh Xuân dạy võ cho chồng là Lương Bác Trù. Ông ta lại truyền cho Lương Lan Quế (Leung Lan Kwai). Lương Lan Quế lại truyền cho Hoàng Hoa Bảo (Wong Wah Bo) là diễn viên của một gánh hát trên thuyền, tức Hồng Thuyền. Hoàng Hoa Bảo ở cùng với Lương Nhị Đệ (Leung Yee Tei) tại Hồng Thuyền. Tình cờ, đại sư Chí Thiện, khi trốn khỏi Thiếu Lâm đã giả dạng làm đầu bếp trên Hồng Thuyền. Chí Thiện dạy Lục Điểm Bán Côn cho Lương Nhị Đệ. Hoàng và Lương thân nhau nên nói chuyện về võ thuật với nhau. Họ cùng nhau xem xét, trao đổi và hòan thiện võ thuật. Từ đó, Lục Điểm Bán Côn được nhập vào Vịnh Xuân.

Lương Nhị Đệ truyền cho Lương Tán, một danh y tại Phật Sơn. Lương Tán đã ngộ được những bí quyết của Vịnh Xuân và đạt được tuyệt đỉnh võ học. Nhiều võ sư đến thách đấu với ông nhưng đều thua. Lương Tán trở nên rất nổi tiếng. Sau này, ông truyền cho Trần Hoa Thuận (Chan Wah Shan), ông đã thu nhận tôi làm môn sinh cách đây nhiều thập kỷ. Tôi đã luyện võ cùng các huynh đệ như Ngô Tiểu Lỗ (Ng Siu Lo), Ngô Trọng Tố (Ng Chung So), Trần Nhữ Miên (Chan Yu Min) và Lôi Nhữ Tế (Lui Yu Jai). Vịnh Xuân đã được truyền đến chúng ta như vậy, và chúng ta vĩnh viễn biết ơn các Tổ sư và Sư phụ. Chúng ta sẽ luôn nhớ và tôn trọng nguồn gốc của chúng ta, tình cảm chung đó luôn đoàn kết môn phái chúng ta. Chính vì vậy, tại sao tôi lại tổ chức “Vịnh Xuân Đồng Môn” (Chú thích: Tổ chức này không được thành lập, thay vào đó, Liên đoàn Vịnh Xuân Hồng Kông được thành lập) mà tôi hy vọng các anh em đồng môn ủng hộ. Điều này rất quan trọng để thúc đẩy môn phái./.

Vịnh Xuân Quyền, truyền thuyết và thực tại (Phần 2)

Chương Trình và đặc điểm:

1/ Chương trình: Tại Trung Quốc và Hương Cảng, quyền thuật bao gồm ba bài quyền: Tiểu Niệm Đầu,Tầm Kiều, Tiêu Chỉ và một bài Mộc nhân thung. Ở Quảng Đông, bài Tiêu chỉ được dạy trước bài Tầm Kiều. Hai bài binh khí là bài Bát trảm đao và Lục điểm bán côn.

Tại Việt Nam, Nguyễn Tế Công để lại hai chi nhánh:

Theo Hồ Nam Long, tại thành phố Hồ Chí Minh thì chi nhánh của Nguyễn Hải tự Hồ Hai Long (1917 - 1988) truyền dạy ba bài quyền: Tiểu Niệm Đầu, Ngũ Hình Quyền và Hạc Hình Hư Bộ cùng một bài Mộc nhân thung, hai bài Bát trảm đao và Lục điểm bán côn.

Cũng theo Hồ Nam Long, tại Hà nội có chi nhánh của Ngô Sĩ Quí. Theo Hồ Tường và Ty Saem (đã có dịp thăm viến Vịnh Xuân Quyền tại Hà nội), chương trình bao gồm Thủ đầu quyền, Khí công quyền, Ngũ hình quyền tổng hợp, Long quyền, X à quyền, Hổ quyền, Báo quyền, Hạc quyền, Nhất linh bát (hay Một tám linh) và một bài Mộc nhân thung. Trong binh khí có hai bài là Bát trảm đao và Lục điểm bán công.

Tuy nhiên chỉ bài Tiểu Niệm Đầu ở Việt Nam là giống với bài Tiểu Niệm Đầu của chi phái Trung quốc và Hương Cảng. Đặc điểm của bài này là không chuyển bộ, suốt cả bài chỉ đứng thế "Nhị tự kiềm dương mã", thân thể hơi nghiêng về sau. Như tên cho thấy bài chứa đựng những thế căn bản quan trong của môn như Than thủ, Bàng thủ, Hộ thủ, Phục thủ,...Toàn bài đánh hai tay nới giản, không dùng lực, đòn thế xuất phát trên "trung tâm tuyến".

Bài Tầm Kiều lại chú trọng luyện chuyển bộ theo bộ pháp đặc biệt của môn phái. Lúc tiến theo thế "Đạp bộ", lúc địch tấn công chuyển thế "chuyển mã" dời trung tâm tuyến dẫn đòn đối thủ vào khoảng không. Đây là lý thuyết "dùng bộ pháp tìm tay (tầm kiều) đối thủ...."

Bài Tiêu Chỉ áp dụng nguyên lý "Dĩ công vi thủ" và "Dĩ đả vi tiêu"... Bài còn dẫn nhập nguyên lý "dùng eo phát lực" và "lực quán chỉ". Bài có tên "Tiêu chỉ" là vì dùng nhiều tiêu chỉ thủ (xỉa bằng đầu ngón tay).

Li thủ và Li cước:

Phương pháp Li thủ (tay dính nhau) phát triển phản xạ đôi tay. Môn sinh nhập nội tìm sơ hở đối thủ lập tức tấn công. Chủ đích đạt được trình độ hai tay đỡ không cần suy nghĩ. Tại Việt Nam phương pháp có tên là "Niêm Thủ". Li thủ bao gồm Li đơn thủ và li song thủ.

Trong phương pháp Li cước, hai người tập đứng trên một chân, dùng chân kia chạm nhau, tạo sơ hở bằng những đòn móc chân (Khấu thoái) để rồi tấn công bằng những thế đá của môn.

Mộc nhân thung: Thủ công phản biến thể hiện rõ trong bài này. Kết cấu của mộc nhân buộc người tập phải biết dùng lực mới làm rung chuyển thân của mộc nhân. Chi phái Trung quốc có hơn 160 động tác. Toàn chi phái Hương Cảng có 140 thế, sau này Diệp Vấn giảm lại còn 116 thế. Bài còn phát triển nguyên tắc "Tam giác".

Lục điểm bán côn: Cây côn sử dụng trng môn là trường côn dài ít nhất hai thước rưỡi. Bộ pháp thường dùng là Tứ bình mã và Tý ngọ mã là những bộ pháp thực dụng trong những môn phái ở Quảng Đông khác hẳn với những thế tấn đặc biệt của quyền thuật Vịnh Xuân. Côn pháp tuy giới hạn về thế căn bản nhưng lại được hỗ trợ bởi nguyên tắc "Tùy địch chi biến nhi biến", "Dĩ vô chiêu thắng hữu chiêu" và "Li côn" .

Bát trảm đao sử dụng Hồ điệp đao (Song tô). Bài chia làm tám đoạn, mỗi đoạn phân tách một thế đao chính. Cũng như côn pháp, đao pháp áp dụng nguyên tắc kiềm chế hay đánh rơi binh khí địch để nhập nội an toàn kết thúc trận đấu. Diệp Vấn chỉ truyền dạy bài nay cho bốn đệ tử nên hiện nay khó phân biệt bài nào đươcj truyền lại từ ông.

Ngoài các bài trên Vịnh Xuân còn có các phương pháp luyện bổ trợ như Đá tam tinh thung, đánh bao cát,...

Lịch sử Vịnh Xuân hỗn hợp nhiều truyền thuyết từ nhiều nguồn gốc khác nhau nên cần xem xét lại trong một khuôn khổ khác. Chi phái Diệp Vấn phổ biến hơn các chi phái khác. Là một môn phái chuyên cận chiến nên Vịnh Xuân đã phát triển tới mức độ cao phương pháp "Niêm thủ thính kình" và "Mượn lực địch để phản công".

Nguồn gốc của Việt võ đạo- Vovinam

Cố Võ sư Nguyễn Lộc, người đã nghiên cứu, phân tích kỹ đặc điểm kỹ thuật của từng môn võ và vật cổ truyền Việt Nam để sáng tạo ra Môn võ có tên gọi là Võ Việt Nam- Việt Võ Đạo. Để người nước ngoài dễ nhớ, dễ học và phá triển môn võ này, tên gọi Võ Việt Nam đã được rút ngắn lại là Vovinam.

Cố võ sư Nguyễn Lộc sinh ngày 8 tháng 5 năm 1912 tại Thạch Thất tỉnh Sơn Tây. Lớp võ đầu tiên được khai giảng tại trường Sư phạm Hà nội năm 1940. Sự phát triển nhanh chóng của Vovinam ban đầu đã làm cho Chính phủ Pháp lúc đó e ngại và buộc phải đóng cửa các võ đường. Tuy nhiên Vovinam vẫn tiếp tục được truyền bá một cách bí mật cho tới 1945.

Vovinam là một hệ thống võ thuật được Võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo từ những tinh hoa võ học của các môn võ khác. Những kỹ thuật độc đáo này được tích luỹ và phát triển phù hợp với dáng vóc, thể lực nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và dũng cảmcủa người Việt nam. Cùng với truyền thống võ học lâu đời của người Việt nam cũng như tinh thần chiến đấu gan dạ, mưu chí và sáng tạo, võ sư Nguyễn Lộc đã mạnh bạo, tự tin vạch ra con đường riêng cho Vovinam.

Sau sự ra đi của võ sư trưởng môn phái Nguyễn Lộc vào ngày 4 tháng 4 năm 1960, quyền lãnh đạo Vovinam được giao lại cho võ sư Lê Sáng, trưởng môn đời thứ hai, tiếp đến là võ sư Trần Huy Phong.

Cùng với bước thăng trầm của đất nước, Vovinam vẫn âm thầm phát triển và mở rộng. Sau ngày giải phóng năm 1975, các võ sư, HLV và nhiều môn sinh của Vovinam đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Mỹ, Úc,.. Tâm huyết với truyền thống võ học Việt nam nói chung và với bản thân hoài bão của bao thế hệ các võ sư trong môn phái nói riêng, Vovinam lại tiếp tục được truyền bá rộng rãi.

Đến năm 1996, các Võ sư Vovinam ở khắp nơi trên thế giới đã họp mặt tại Paris, Pháp để thành lập Liên Đoàn Vovinam quốc tế. Vovinam đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển chung của Võ học truyền thống Việt nam và thực sự là một niềm tự hào của Việt nam trên võ đài quốc tế.

Việt võ đạo của một cựu nữ tù

Nữ võ sinh trong chuồng cọp

Thiều Thị Tân sinh ra trong một gia đình khá giả ở quận 5, Sài Gòn. Say mê võ thuật từ nhỏ, năm 11 tuổi bà bắt đầu tập Judo và ngồi thiền mỗi ngày với Thượng tọa Thích Tâm Giác. Rồi một lần đến võ đường Vovinam (Việt võ đạo) tại quận 10, chứng kiến những đòn thế đẹp mắt, lại đọc được 10 điều tâm niệm của môn võ này, bà lập tức xin học ngay. Bà được các võ sư Lê Sáng, Trân Huy Phong trực tiếp truyền dạy.

Năm 13 tuổi, Thiều Thị Tân giác ngộ cách mạng. Sau đó bà làm việc tại Ban Binh vận Trung Ương Cục miền nam. Năm 1968 bà là đội phó Đội Võ trang tuyên truyền F105, nhận nhiệm vụ vận chuyển chất nổ, kíp nổ từ Trảng Bàng (Tây Ninh) để chuẩn bị tấn công các vị trí trọng điểm của địch mà tổ chức đã vạch ra.

Chuẩn bị cho trận đánh, Tân cùng chị Thiều Thị Tạo móc nối và thuyết phục một nữ cảnh sá, để mang vũ khí vào Tổng nha cảnh sát. Thế nhưng do tham căn nhà ở mặt tiền quận 5 của gia đình chị Tân – theo như treo giải của Chính quyền Sài Gòn lúc đó nếu tố giác Việt Cộng thì sẽ được thưởng chính căn nhà của người Việt Cộng đang sinh sống – nữ cảnh sát này đã tố cáo Tân và người chị.

Cả 2 bị bắt, địch lục soát khắp nhà và phát hiện một số chất nổ và phương tiện tuyên truyền. Tân ra tòa và bị xử 1 năm án treo. Lẽ ra Tân đã về để tiếp tục theo học nhưng vào đêm 22/6/1968, một cuộc đấu tranh dữ dội do cô và các nữ tù tổ chức trong nhà giam đã dẫn tới một cái án khác: Tù nhân nguy hiểm. Năm 1969 cô bị đày ra Côn Đảo cùng người chị của mình lúc mới tròn 16 tuổi, nữ tù trẻ nhất lúc bấy giờ.

Với tinh thần thép của một võ sĩ được tập luyện, trui rèn từ nhỏ, Tân đã cố gắng vượt qua những đòn tra tấn tàn bạo của bọn cai ngục. Năm 1970, một đoàn thanh tra quốc tế đến thăm Côn Đảo để điều tra về cái gọi là chuồng cọp trong hệ thống nhà tù miền nam Việt Nam.

Từ trong phòng giam, Tân sử dụng tiếng Anh và tiếng Pháp để tố cáo, vạch trần sự phi nhân của chuồng cọp Côn Đảo. Những thông tin này sau đó được báo chí Mỹ tung ra dẫn tới việc chuồng cọp bị phá bỏ để phi tang.

Năm 1971, một số nữ tù trong đó có Tân và Tạo được chuyển về nhà lao Tân Hiệp, Biên Hòa. Ở nhà tù này có một cai ngục rất tàn ác, thường xuyên đánh đập dã man tù nhân. Các nữ tù bàn kế tiêu diệt hắn. Một ngày Tân và các bạn được ra ngoài phơi nắng, khi đi ngang tên cai ngục, bằng một đòn
Vovinam, Tân đã hạ gục tên cai ngục, các bạn tù cũng ùa vào giúp sức. Sau đó Tân đã phải chịu những ngày biệt giam tăm tối.

Năm 1972, Tân bị đưa trở lại Côn Đảo, lần này ở phòng giam bên ngoài. Cô cùng các bạn tù như Mười Mai, Trần Thị Bé trao đổi kinh nghiệm võ thuật. Rồi cùng Phan Thị Đời (đặc công) dạy võ cho các nữ tù khác tại phòng 7, trại 2 nhà tù Côn Đảo sau khi bọn cai tù nhượng bộ một thời gian.

Năm 1974, Tân được trao trả tự do theo tinh thần hiệp định Paris. Ra tù cô phải mất rất nhiều năm vất vả điều trị những chứng bệnh do di chứng của những cuộc tra tấn tàn bạo trong tù.

Mối duyên kỳ lạ của “bà Năm Vovinam”

Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, Bà Tân trở lại giảng đường. Ngày tốt nghiệp Đại học Tổng hợp TP.HCM, bà chỉ cân vỏn vẹn 28 kg! Sợ không đủ cân thì không được phát bằng tốt nghiệp, bà đã lén bỏ quả cân 3kg trong túi áo để khi khám sức khỏe đạt tiêu chuẩn nhận bằng.

Năm 1983, Bà Tân được giới thiệu về dạy môn Triết ở trường Trung học Y tế TP.HCM. Được 3 năm do sức khỏe không đảm bảo Tân xin nghỉ dạy và về tiếp tục tập tại võ đường ở quận 10.

Năm 1992, bà Tân mở quán bán thức ăn trong khuôn viên Viện trao đổi văn hóa với Pháp tại quận 1. Một ngày nọ khi bà đang soạn lại những tấm ảnh cũ có một ông khách tây chỉ vào một tấm ảnh và nói: “Bà có thể giúp tôi tìm cô gái trong tấm hình này được không?”

Người con gái trong ảnh chính là Thiều Thị Tân hồi còn trẻ. Hỏi ra mới biết, hình ảnh nữ tù nhân gan dạ ngày xưa từng xuất hiện trên nhiều tờ báo nước ngoài đã làm rung động chàng thanh niên người Pháp tên Marcel Beynaud – người tham gia đấu tranh trong phong trào công nhân đường sắt ở Pháp phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

Định mệnh sui khiến thế nào mà trong một lần sang Việt Nam du lịch, ông đã gặp lại người mà ông đã ngưỡng mộ từ lâu. Vậy là họ đã cưới nhau trong một chữ “duyên” kỳ lạ trong cuộc đời!

Hiện nay 2 vợ chồng bà Tân mở một cửa hàng nhỏ bán thức ăn Pháp tại Campuchia. Bà đi về thường xuyên Việt Nam – Campuchia vì ngoài việc còn phải phụ giúp ông, bà còn phải lo cho các võ sinh nhỏ tuổi ở quận 12.

Có tới thăm CLB Vovinam do bà khởi xướng mới thấy hết tình cảm mà bà dành cho Vovinam và những đứa trẻ vùng ven. Cứ chốc chốc chúng tôi lại nghe thấy các võ sinh nhí nhõng nhẽo: “Bà Năm ơi con đói bụng”, “Bà Năm ơi con khát nước”. Cái tên “Bà Năm Vovinam” từ lâu đã trở thành hết đỗi thân thương với những đứa trẻ trong vùng.

“Tuổi thơ tôi là chiến tranh và tù đày. Hồi xưa tôi học võ chỉ để góp công đấu tranh cho sự nghiệp hòa bình. Giờ đây tôi muốn dùng ý chí và tinh thần võ Việt để khơi gợi những ước mơ, khát vọng của lớp trẻ, để chúng có thể làm được những điều mà thế hệ tôi chưa làm được....”, Bà Tân tâm sự.

Trong khuôn viên CLB Vovinam ở vùng ven chiều cuối năm, chúng tôi thấy trong mắt bà Thiều Thị Tân sáng lên niềm tin tưởng!

ÐẠI NÉT VỀ MỘT SỐ CÔNG PHU TẬP LUYỆN VOVINAM

Tìm hiểu về một số công phu tập luyện của môn phái, có lẽ là cảm nghĩ thông thường và cần thiết nơi mỗi một huynh đệ trong những ngày đầu nhập môn và sau đó. Phần dẫn giải một cách tường tận đầy đủ và thông suốt về những cách thức tập luyện trên, thường thì ngay chính những môn sinh ở trình độ trung đẳng cũng ít khi có duyên may được thấu đáo.
Vì vậy mà những giải thích thô thiển của tôi ở nơi đây cũng chỉ là một đáp ứng phần nào cho phần kiến thức của quý bạn ở trình độ sơ đẳng mà thôi, và rất mong quý thầy có dịp giảng dạy thêm cho chúng ta.

II. CÁC CÔNG PHU TẬP LUYỆN:

Bàn về các công phu tập luyện trong phạm vi võ thuật và võ đạo của môn phái, ta thấy ít nhất là có khoảng bảy cách thực tập rèn luyện tinh thần và thể chất, đại loại như sau: nội công, ngoại công, thần công, khí công, ngạch công, nhuyển công, tâm công ..v.v...

NỘI CÔNG: Nội công là công phu tập luyện dùng Ý - KHÍ chuyển thành sức mạnh tiềm ẩn bên trong. Nhờ đó người tập có thể vận dụng và điều khiển nôi lực để chống đỡ sức mạnh từ bên ngoài đánh vào, bảo toàn được sự lành mạnh cho cơ thể. Sức chịu đựng bền bỉ cũng là một hình thức biểu hiện của nội công.

NGOẠI CÔNG: Ngoại công là công phu tập luyện về gân cốt và bắp thịt được gân guốc dắn chắc. Thân thể đanh thép, dắn chắc, nở nang chính là biểu hiện của ngoại công.

THẦN CÔNG: Thần công là sức mạnh vô biên do công phu tập luyện cao độ có được trong một con người. Sức mạnh tiềm tàng vô biên đó không phải chỉ có sức và Khí lực không thôi, mà còn bao gồm cả sức mạnh vể TƯ TƯỞNG - Ý CHÍ. Trong tư tưởng và ý chí có điện lực cực mạnh phát sinh từ nội tạng và thần nhãn (đôi mắt) tỏa ra để khiếp phục ngoại nhân,
ngoại giới. Chính vì thế nếu người tập thiếu chuyên nhất, hoặc giả có nhiều chuyện ưu sầu rối loạn thì khí tận thân tàn, bị giảm sút tinh anh và hao mòn cơ thể. Ðạt đến mức cao là tâm cơ linh mẫn, ý lực vô biên, ung dung tự tại. Võ gia mà tập luyện - đến mức độ gặp khó không sờn, gặp nguy không núng, thương hàn cảm mạo ít khi xâm nhập được, bi thương của cuộc đời không nhận chìm được, nghịch cảnh gian lao không làm cho mõi gối chồn
chân, ấy cũng chính là những biểu hiện của thần công đã đến một mức độ khá cao.

KHÍ CÔNG: Khí công là công phu tập luyện về hơi thở để điều hòa kinh mạch và khí huyết trong những trường hợp bị nội thương, mệt mỏi hay tâm thần bất an hoặc ngay chính trong trạng thái bình thường. Có thể nói khí công là một phương pháp luyện tập thần công hiển hiện nhất. Ðạt đến mức cao độ của khí công thì thần sắc luôn luôn điềm tỉnh, vui buồn lo lắng, yêu ghét ít khi tỏ lộ ra bên ngoài.

NGẠNH CÔNG: Ngạnh công là công phu luyện tập thuần cương, dùng khí và lực vận vào gân xương bắp thịt để chống chọi lại sức mạnh từ ngoại giới. GỒNG chính là một hình thức của ngạnh công.

NHUYỄN CÔNG: Nhuyễn công là công phu tập luyện thuần nhu, ẻo lã dẻo dai, nhuần nhuyễn. Thân - thủ - Bộ pháp và Ý lực - Khí lực hoà hợp thành một. Ðạt đến cao độ thì người tập có sức chịu đựng ghê gớm. XIỆC chính là hậu thân cũa võ thuật và là một hình thái của nhuyễn công.

TÂM CÔNG: Tâm công vừa chính là một công phu hàm dưỡng lại cũng chính là một chiến pháp cực kỳ cao diệu của VÕ GIA - BINH PHÁP GIA - CHIẾN LƯỢC GIA v.v... trong trường xử thế hay trên trường chiến đấu. Bởi vì môn phái chúng ta là một môn phái võ đạo có quan điểm HÀNH ÐẠO đứng đắn, đó là CẢI THIỆN NHÂN SINH - PHỤC VỤ CON NGƯỜI. Vì thế ngoài 6 công phu tập luyện kể trên, chúng ta cũng cần phải học cả cách xử thế, đối nhân - đối việc của tập thể, chớ không phải chỉ biết có học võ không mà thôi.

Phép xử thế then chốt của môn phái chúng ta được cô đúc trong đạo Sống Việt Võ Ðạo đó là: SỐNG - ÐỂ CHO NGƯỜI KHÁC SỐNG - SỐNG CHO NGƯỜI KHÁC. Ðây chính là Bí Pháp TÂM CÔNG mà chúng ta cần phải nghiền ngẫm suốt cuộc đời.


III. KẾT LUẬN:

Trên đây chỉ là một sự hiểu biết hết sức hạn chế của tôi về các công phu tập luyện của môn phái chúng ta. Trộm nghĩ rừng võ học mênh mông, cho dù chúng ta có tập trung cả đời cho việc rèn tập công phu thì cũng chỉ đạt mức cao nào đó mà thôi, vì nghệ thuật thì bao la vô cùng tận, cái mà chúng ta cần đạt tới và có thể đạt được là cái HỒN của võ chứ không phải và không cần cái XÁC của võ. Cái HỒN của võ chính là chí khí và niềm trung trinh tiết tháo của một con người, nhất là đã từng biết đặt tay lên tim.

Hay nói một cách khác, trong buổi Môn suy này, chúng ta không thể say sưa cho việc huấn võ, hoặc học võ mà quên đi cội nguồn cùng cảnh ngộ của sư môn. Có say sưa cho những công việc ấy để rồi sau đó chúng ta sẽ thu nhận được gì nếu không là cách sống của một kẽ võ phu, kiêu ngạo và trái tim của một kẻ vong bản! Ân ích và hữu dụng chi chăng ?!

Ðó chính là TINH THẦN VÕ ÐẠO mà chúng ta cần lãnh hội và đạt tới hầu đủ định lực hàm dưỡng chí khí, khổ công luyện tập, tiến bước trên hành trình Tổ Quốc - Sư Môn. Chính vì vậy, theo tôi, Tâm Công là một công phu cao nhất và khó tập nhất mà chúng ta phải cần năng nghiền ngẫm cho chí suốt cuộc đời võ đạo của mình.



Bắt nguồn từ mục đích thứ ba trong ba mục đích huấn đạo của môn phái là huấn luyện môn sinh trên ba phương diện: VÕ LỰC - VÕ THUẬT - TINH THẦN VÕ ÐẠO. Võ lực là sức mạnh, sức bền, võ thuật là kỹ thuật dùng sức mạnh, sức bền ấy để ứng chiến với người và vật. còn tinh thần võ đạo là ý hướng dùng sức mạnh, sức bền ấy sao cho đúng đắn, hữu ích cho bản thân, gia đình cùng nhân quần xã hội. Ðặc biệt là nêu cao được chính khí của một kẻ sĩ giữa dòng đời phức tạp.

Ðể thực hiện ba chỉ tiêu vừa nêu, tất nhiên môn phái bắt buộc phải có đường lối, chủ trương minh bạch và một chương trình huấn luyện rõ rệt với những phương cách tập luyện hữu hiệu đủ để phát huy cả ba mặt TÂM - TRÍ - THỂ cho người môn sinh. Sau đây chúng ta
thử tìm hiểu về một số công phu tập luyện của môn phái.

Về Chữ “TỨ TRỤ” Trong Vovinam


Đ
ầu thập niên 1970, trong khi nhiều võ sư, huấn luyện viên tài giỏi đều đã nhận trách nhiệm mở lớp, dựng võ đạo trường ở các nơi, thì tại văn phòng Chưởng Môn ở Sài Gòn, có bốn võ sư xuất sắc, về võ thuật lẫn võ đạo và trí tuệ, đang theo Chưởng Môn học tập. Anh chị em môn sinh Vovinam thời đó gọi họ là “TỨ TRỤ”.

"Võ sư Nguyễn Văn Tuấn"


Chữ “Tứ Trụ” nầy thật ra chỉ là một biệt danh, huấn luyện viên và môn sinh ưu ái đặt cho bốn người mà họ khâm phục; biệt danh nầy người ta truyền miệng nhau, nói chơi với nhau để tỏ lòng hâm mộ chứ trong môn phái không hề có việc đặt ra tước hiệu nầy nọ như vậy.

Bốn người võ sư nầy năm đó là sinh viên, có người vừa tốt nghiệp đại học. Chưởng Môn Lê Sáng gọi họ về dạy thêm, có lẽ ý ông muốn chuẩn bị thêm bản lãnh cho họ, trước khi đưa họ đi làm Quản Nhiệm Việt Võ Đạo địa phương. Bốn vị nầy là:

LƯU THĂNG
NGUYỄN TÔN KHOA
VÕ VĂN TUẤN
ĐỖ CHÁNH TÂM

Bốn vị “tứ trụ’ nầy xứng danh tài trí vẹn toàn. Ngoài khả năng xuất chúng về võ học, họ còn là những người trí thức, đạo đức; rất xứng đáng để trở thành rường cột của môn phái, của đất nước. Cùng với những người tài trí và đạo đức khác trong Vovinam, bốn vị hiền tài nầy đã là tấm gương sáng cho hàng triệu môn đồ thời đó.


Thời gian về sau nầy có người lấy chữ “tứ trụ” gán cho các ông Lê Công Danh, Nguyễn Văn Thông, Trần Văn Trung, và Trần Văn Bé ở võ đường Hoa Lư, Sài Gòn. Đây là một gán ghép gượng gạo, thiếu khôn ngoan.

Bốn tay nầy ( Danh, Thông, Trung, Bé ) không được chân chính cho lắm. Như hầu hết tay chân bộ hạ của
ông Trần Huy Phong, bốn tay vai u thịt bắp nầy rượu chè be bét, đầu óc thấp kém, tâm tình ích kỷ nhỏ nhoi. Đã không có học vấn và đạo đức đủ để làm cột trụ cho chính gia đình của họ, nói gì đến việc làm “trụ”, làm rường cột cho một tập thể như Vovinam.



Tay Thép Phá Tam Giang
Nguyễn Phước Vĩnh

Vật cổ truyền

Vật cổ truyền là một môn võ lâu đời được hình thành và phát triển từ xa xưa, trong quá trình Ông cha ta dựng nước và giữ nước. Theo truyền thuyết còn kể lại rằng, Ông tổ môn Vật của phường Mai Đông, Hai Bà Trưng, Thủ đô Hà Nội ngày nay chính là Nguyễn Tam Chinh, là vị Đô Úy dưới trướng của Trương Nữ Vương trong thế kỉ 1.

Môn vật cổ truyền Việt Nam vô cùng phong phú về lối đánh, miếng đánh linh hoạt, có hiệu quả cao, không đòi hỏi quá nhiều sức để thi triển mà đòi hỏi đô vật phải có sự trau dồi, linh hoạt và sáng tạo. Lối đánh này vì vậy mà rất phù hợp với vóc dáng, sức khỏe của người Việt Nam.

Các miếng đòn quật, bốc hai, bốc một cũng rất đa dạng và đẹp mắt. Các miếng quật sườn đòi hỏi nhanh nhẹn dũng cảm. Các miếng uốn người vòng cầu chống lấm lưng, trứng bụng, chuyển bại thành thắng đòi hỏi nhạy bén, quyết đoán và sự thông minh... Tất cả những ngón đòn ấy đã làm khiếp vía quân thù trong từng trận chiến đấu và cũng làm thán phục trầm trồ của người xem trong mỗi kỳ hội vật, đấu đài...

Ngày nay môn Vật truyền thống không những được duy trì, truyền bá trong dân gian mà còn được phát triển thành một môn thể thao với nhiều thành tích cao trong và ngoài nước. Ở miền Bắc Việt Nam, phong trào tập luyện thi đấu môn Vật cổ truyền đang được phát triển rất mạnh mẽ. Điều này không những góp phần gìn giữ những giá trị tinh thần, giá trị truyền thống văn hóa dân tộc của Ông cha mà còn góp phần đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong từng làng xóm công đồng Việt Nam.


Một huyền thoại Sơn Đông

Một huyền thoại Sơn Đông

Môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông (TLSĐ) là một trong những Môn phái mạnh và phát triển nhất hiện nay ở Việt Nam. Ngược theo dòng lịch sử để tìm hiểu về nguồn gốc hình thành và phát triển Môn phái ở Việt Nam thì người đã đưa Môn phái TLSĐ từ Trung Quốc vào Việt Nam là Chen Wei Xin, một lương y chuyên bốc thuốc cứu người của tỉnh Quảng Đông.

Những năm cuối thế kỉ 19 sự loạn lạc, nghèo đói, bệnh tật, cướp bóc diễn ra khắp mọi nơi. ở Trung Quốc là sự chiếm đóng của Tư bản Anh Quốc, Pháp, Nhật,… ở Việt Nam - Đông Dương là ách đô hộ của Thực dân Pháp. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Các nhóm thảo khấu nổi lên cướp bóc khắp nơi. Tuy nhiên cũng có những anh hùng hào kiệt dám đứng lên đương đầu với áp bức bóc lột, bảo vệ giúp đỡ dân nghèo. Đứng đầu những đám hội âý không ai khác thường chính là những cao thủ của khắp các võ phái lớn nhỏ ở Trung Hoa như Thiếu Lâm, Vĩnh Xuân, Nga Mi,... Bên cạnh đó cũng có không ít những truyền nhân của các môn phái chọn con đường “Bốn bể là nhà” như một phương cách để phản kháng lại chế độ áp bức bóc lột, cứu giúp kẻ khó và cũng là để ngao du thiên hạ. Những nhân vật bản lĩnh này đều có võ công cái thế, khí phách quật cường, phiêu bạt khắp chốn. Họ đi đến đâu cũng kết giao bằng hữu với anh em giang hồ cùng chí hướng, đi đến đâu cũng giúp đỡ bênh vực kẻ yếu thế.

Chính trong thời gian này, ở nhiều tỉnh phía nam Trung Quốc, người ta thường hay nghe tiếng một người Quảng Đông chuyên bốc thuốc cứu người với những bài thuốc độc đáo kết hợp cùng một số phương pháp luyện tập võ công đặc trưng. Đó chính là thầy Trần Vi Xìn (Chen Wei Xin), người được tôn là Tổ sư môn phái nổi danh Thiếu Lâm Sơn Đông hiện nay. Không chỉ là một người có danh trong giới võ thuật lúc bấy giờ, vị Tổ sư họ Trần còn là một thầy thuốc giỏi. Trong suốt cuộc đời lang bạt đây đó đầy sóng gió của mình, ông đã không ngừng rèn luyện nghiên cứu hệ thống võ thuật của mình. Ông dần hoàn thiện và bổ sung cả hai phần võ đạo và y đạo. Chính sự kết hợp này đã khiến ông được mọi người hết sức kính phục, biết ơn. Cùng chính vì điều kiện sinh sống vô cùng khắc nhiệt mà từ trước đến nay, ông không thu nhận đệ tử.

Tuy nhiên, như một định mệnh, sau khi sang dến Việt Nam năm 1921, ông lại thu nạp ba đệ tử người Việt là Trần Ngọc Ninh, Trần Vinh Quang và Nguyễn Văn Thơ - sau này là Trưởng môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông. Ông cùng ba học trò lập một đoàn võ Sơn Đông chuyên đi diễn võ bán thuốc khắp nơi.

Ông Nguyễn Văn Thơ (1915 - 2004) sinh tại Vũ Thư - Thái Bình. Lên mười tuổi ông đã đi theo và thụ giáo võ học của thầy. Sau mấy mười năm theo thầy đi khắp Đông Dương ông đã được truyền toàn bộ sở học tinh hoa của môn Thiếu Lâm Sơn Đông.

Có lẽ sau nhiều năm bôn ba, tung hoành ngang dọc, cảm thấy mình cần phải dừng bước, năm 1937 cụ Trần Vi Xìn cùng các đệ tử quay về Hà nội sinh sống tại phố Hàng Buồm cho đến năm 1978 cụ trở về cố quốc.

Trước khi giải nghệ, cụ cho phép các môn đồ của mình truyền bá rộng rãi nền võ học của Thiếu Lâm Sơn Đông.

· Ông Trần Ngọc Ninh đã mở gánh xiếc lưu động nhưng không thu nhận môn đồ.

· Ông Trần Vinh Quang sau một vài năm sinh sống tại Hà Nội đã vào Nam qui ẩn rồi từ đó không còn tin tức gì nữa.

· Ông Nguyễn Văn Thơ chính thức trở thành Trưởng môn Thiếu Lâm Sơn Đông đời thứ 2. Tuân theo sự chỉ dạy của thầy, ông đã trở về quê hương Thái Bình mở những lò võ đầu tiên của mình.

Năm 1932 Ông trở lại Hà Nội tiếp tục truyền dạy võ thuật đồng thời lập ra một đoàn múa Lân đi biểu diễn khắp nơi. Trong những năm tháng đó ông kết giao thân thiết với nhiều cao thủ các võ phái khác như ông Tiền, ông Khánh, ông Tụng của Thiếu Lâm...

Từ năm 1938 đến năm 1954 là những năm tháng khốc liệt nhưng oai hùng của ông Nguyễn Văn Thơ và các bạn ông. Để có một chỗ đứng cho đoàn Lân của mình trước sự cạnh tranh của hàng chục các đoàn Lân khác, ông và các bạn đã trải qua hàng trăm cuộc thi đấu lớn nhỏ, không ít các cao thủ phải bái phục trước tài nghệ của ông và biệt hiệu "Hắc Phi Hùng - Nguyễn Văn Thơ" bắt nguồn từ đó.

Người ta thấy được từ ông sự uyên bác trong cách đối nhân xử thế, sự tài ba bản lĩnh trong những trận đọ sức, sự đức độ vì y võ xuất chúng. Tất cả những điều đó đã làm cho tiếng tăm của môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông ngày một vang xa.

Ngày 1-3-1954 là một sự kiện đáng ghi nhớ trong cuộc đời của vị Trưởng môn Sơn Đông. Một cuộc thi đấu đối kháng quyền thuật quy mô lớn được tổ chức tại Hà Nội trong suốt mấy ngày liền. Hầu như tất cả các anh tài cao thủ trong giới đều dồn về đây thi đấu. Các cao thủ so tài với nhau ganh đua từng đòn thế, từng thời khắc ra đòn. Luật đấu loại trực tiếp dường như càng làm cho không khí các trận đấu thêm ngột ngạt căng thẳng. Rõ ràng đây không chỉ còn là một giải thi đấu thông thường mà sự chiến thắng còn là vinh dự của cá nhân và toàn môn phái. Với hậu thế cuộc đấu đài ấy dường như là một truyền thuyết, một câu truyện vô cùng đẹp đẽ về vị Trưởng môn này. Bằng chứng cho điều đó chính là chiếc cúp vô địch do đích thân ngài Thủ Hiến Bắc Việt trao tặng cho ông. Đến nay chiếc cúp này đã trở thành vật gia bảo của môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông, một kỷ vật vô giá của vị Tổ sư đời thứ 2 truyền lại cho đời đời các thế hệ đệ tử của bản môn. Đó là bảo vật luôn gợi nhớ quá khứ hào hùng oanh liệt của các vị Tổ sư và cũng là động lực để các đời đệ tử, đệ tôn noi theo làm rạng danh môn phái. Hiện nay chiếc cúp này đang được lưu giữ bảo quản ở Tổng Đàn - Võ đường chính của môn phái tại 244 Lương Yên - Hà Nội.

Sau ngày giải phóng Thủ đô và trong những năm kháng chiến chống Mỹ, ông Nguyễn Văn Thơ đã làm việc tại nhà máy xay Lương Yên và tham gia huấn luyện võ thuật cho các tự vệ của nhà máy. Khi đất nước thống nhất ông nghỉ hưu, mở võ đường tại nhà riêng của mình. Cũng chính trong thời gian này, ông đã thu nhận rất nhiều môn đồ xuất sắc như võ sư Hùng, võ sư Khang, võ sư Tùng, võ sư Lợi, võ sư Hải, võ sư Khanh, HLV Long, HLV Thắng và nhiều võ sư HLV khác... Chính những đệ tử này là thế hệ thứ ba tiếp bước ông làm rạng danh môn phái.

Theo trào lưu chung của võ thuật, các học trò của ông không chỉ nắm bắt và tập luyện những tuyệt học của môn phái, mà họ còn tham gia, đóng góp vào các môn võ thuật thể thao đỉnh cao khác như Wushu- Sanshou, Taolu, Judo,…Tuy vậy, trong những võ đường Sơn Đông hay trong cả các lớp đào tạo huấn luyện vận động viên võ thuật thể thao do các võ sư, HLV của môn phái phụ trách, họ vẫn thường nhắc đến ông như một người thầy mẫu mực, một người cha, người ông đáng kính.

Năm 1982 Sở TDTT Hà Nội có chủ trương khôi phục lại các môn võ cổ truyền, ông Nguyễn Văn Thơ đã âm thầm chuẩn bị cho đợt ra mắt đầu tiên của môn phái.

Năm 1987 các môn đồ của ông chính thức ra mắt trước công chúng trong Hội diễn võ thuật Hà Nội và đã gây được tiếng vang lớn. Với sự thể hiện những bài quyền thuật, thương thuật,… đặc trưng vô cùng độc đáo và sự phô diễn công phu đặc dị của môn phái, khán giả Hà nội nói riêng và nhiều tỉnh thành trong cả nước nói chung đã yêu mến hơn, khâm phục hơn tuyệt học Sơn Đông.

Trong những năm tiếp theo 1988-1990 các môn đồ của ông như Võ sư Trịnh Đức Hùng, Dương Ngọc Hải,… đã dành được rất nhiều huy chương các loại trong những Hội diễn võ thuật của Thủ đô, khu vực phía bắc và toàn quốc. Đặc biệt có Võ sư Trịnh Đức Hùng và Trần Hải Yến đã được vinh dự lựa chọn tham gia đoàn võ thuật của Việt Nam đi biểu diễn thi đấu tại Liên Xô cũ. Với các tuyệt kỹ của môn phái anh Trịnh Đức Hùng đã để lại những ấn tượng vô cùng mạnh mẽ tại những nơi mà đoàn đã đến tham gia.

Năm 1987, ông Nguyễn Văn Thơ đã cùng với các võ sư của các môn phái khác tham gia thành lập Hội võ thuật Hà Nội. Do những thành tích đã đạt được cũng như những đóng góp rất lớncủa mình, ông được bầu làm Uỷ viên Hội đồng cố vấn Hội võ thuật Hà Nội.

Theo xu hướng phát triển chung của võ thuật cổ truyền Việt Nam, ông đã cho phép các môn đồ của mình mở võ đường riêng và từ những võ đường này đã đào tạo được nhiều môn sinh xuất sắc. Toàn môn sinh môn phái đã luyện tập không ngừng theo tinh thần võ đạo truyền thống của bản môn. Chính sự luyện tập ấy đã mang lại cho Thiếu Lâm Sơn Đông trên 100 huy chương các loại trong nhiều kì hội diễn võ cổ truyền Hà Nội được tổ chức hàng năm.

Đặc biệt với chủ trương đào tạo vận động viên hạt giống cho các môn thể thao võ thuật đỉnh cao, Môn phái đã cung cấp khá nhiều võ sinh giỏi. Thành tích mà các võ sĩ đạt được là niềm tự hào của nền võ thuật Việt Nam nói chung và niềm vinh dự của Thiếu Lâm Sơn Đông nói riêng.

Theo thời gian, sự phát triển của Sơn Đông ngày một lớn mạnh. Nhớ khi xưa vị Tổ môn phái một mình lang bạt, chỉ nhận có ba đồ đệ người Việt. Rồi đến Trưởng môn đời sau, ông cũng rất khắt khe và kỹ lưỡng trong việc nhận học trò. Theo truyền thống riêng của môn phái, khi muốn ra nhập bản môn, võ sinh phải sắm một lễ nhỏ đến xin Trưởng môn nhân. Sau khi kiểm tra tư cách, mục đích học võ hoặc thử khả năng cá nhân, Trưởng môn mới xem xét tuỳ theo từng trường hợp mà chấp nhận hay từ chối. Những người này sẽ được làm lễ Bái Tổ và chính thức là môn đồ của môn phái. Tuy nhiên đến nay, môn quy này đã có sự thay đổi cho phù hợp với sự phát triển và quảng bá võ thuật theo phong trào. Chỉ những môn sinh nào sau khi tham gia luyện tập trong môn phái một thời gian, thực sự đam mê theo đuổi võ công bản môn, có sự đóng góp cống hiến nhất định cho môn phái và nhất thiết phải có sự giới thiệu, bảo lãnh của sư phụ mình mới được phép làm lễ Bái Tổ, trở thành một môn đồ thân cận trung thành của môn phái Sơn Đông. Quy định này đã làm cho môn phái vừa có thể nhân rộng và phát triển hơn nữa, lại vừa không làm mất đi ý nghĩa giáo lý truyền thống của bản môn.

Hiện nay, Môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông có 8 võ đường chính do các Võ sư, HLV là truyền nhân đời thứ 3 của môn phái truyền dạy. Từ các võ đường chính này, hàng chục các phân đường, tiểu phân đường ở khắp các miền tổ quốc và cả ở một số nước trên thế giới do các đệ tử môn phái phụ trách quản lý. Hàng chục Võ sư, HLV cùng hàng nghìn luợt môn sinh đã và đang theo học môn phái với tinh thần thượng võ cao quý của người Việt Nam cùng với bản sắc anh hùng vốn có của môn phái.

Do đánh giá cao tài năng và những cống hiến của ông Nguyễn Văn Thơ, năm 1998 Sở TDTT Hà Nội đã chính thức công nhận ông là Võ sư cao cấp - Trưởng môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông. Tới năm 2001, trong Đại hội Môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông lần thứ nhất, Hội võ Cổ truyền Hà Nội cũng đã chính thức công nhận lịch sử môn phái cũng như toàn bộ hệ thống cơ cấu tổ chức của TLSĐ.

Cho đến những năm tháng cuối đời, dù tuổi đã cao, sức đã yếu nhưng ông vẫn ngày ngày truyền dạy các khẩu quyết võ học tinh hoa của Thiếu Lâm Sơn Đông cho các cao đồ thân thiết của mình tại Tổng đàn môn phái ở 244 Lương Yên- Bạch Đằng - Hà Nội. Ông cũng luôn căn dặn các học trò của mình: "Chuyên cần luyện tập, rèn luyện bản thân, tận tâm tận lực làm rạng danh Môn phái".

Tuân theo lời giáo huấn trên các môn đồ của Thiếu Lâm Sơn Đông quyết tâm:

  • Đoàn kết xây dựng Môn phái ngày càng lớn mạnh.

Mở thêm nhiều võ đường, phổ biến rộng rãi kĩ thuật của Môn phái tới mọi tầng lớp thanh thiếu niên góp phần thúc đẩy phong trào TDTT quần chúng theo định hướng của Hội võ thuật Cổ truyền Hà Nội. Thông qua đó tuyển chọn và phát hiện nhân tài đóng góp cho các môn võ Quốc tế thi đấu TT với thành tích cao.

Cụ Nguyễn Văn Thơ

Thùng! Thùng! Thùng! Tiếng trống vang lên đầu chợ. Từ lâu nó đã trở nên một thông báo quen thuộc. Đoàn Sơn Đông bán cao đơn hoàn tán của ông Tàu Xềnh đã đến. Trai tráng thích thú. Trẻ con reo hò. Người già chuẩn bị mấy đồng hào mua thuốc. Chợ tan, bầu đoàn của ông Tàu Xềnh khuất dần cuối phố. Ấn tượng còn lại trong ký ức người dân nơi đây là những ánh đao loang loáng, chiếc côn mây vun vút rào lấy người múa như một bức màn. Chẳng ai nhớ đến thằng bé đánh trống.

Học võ và phiêu lưu

Sinh ra và lớn lên trên miền quê Thái Bình, cậu bé chỉ có cái tên duy nhất Nguyễn Văn Thơ bố mẹ cho để làm vốn. 12 tuổi, cậu bé lê bước chân non tơ vào đời, theo chân đoàn Sơn Đông mãi võ đi khắp 3 nước Đông Dương. Khi sức vóc ngày một lớn, việc đánh trống của Thơ được thay bằng đôi bồ chứa vật dụng mãi võ kẽo kịt trên đôi vai để mỗI khi đêm về, võ sư Trần Vi Xềnh truyền dạy những tuyệt học của Thiếu Lâm Sơn Đông cho chàng. Trước hết chàng được học về quyền pháp: Mai hoa, Liên hoa, Hỗn nguyên, Lục bộ, Hồng quyền… rồI đến đoản đao, song kiếm… Người ta biết đến Nguyễn Văn Thơ qua các màn biểu diễn công phu như: dùng búa đập đá đặt trên đầu, trên mặt, tay không chặt bể trái dừa, dùng giáo nhọn đâm vào yết hầu…

Năm 1938, võ sư Nguyễn Văn Thơ dừng gót chân phiêu bạt của mình ở Hà NộI và mở lớp dạy Thiếu Lâm Sơn Đông. Với một phương pháp huấn luyện và kỹ thuật biểu diễn hoàn toàn mớI mẻ, chẳng bao lâu, danh tiếng của lão võ sư cùng cùng Thiếu Lâm Sơn Đông đã trở nên quen thuộc khắp vùng. Song song vớI việc dạy võ thuật, võ sư Nguyễn Văn Thơ còn tham gia tranh tài cùng nhiều cao thủ xứ Bắc. Ngày 1/3/1954, một trong những ngày đáng nhớ nhất của võ sư Nguyễn Văn Thơ - đoạt giảI nhất trong cuộc thi đấu võ đài toàn miền Bắc. Kể từ những năm 80 trở lạI đây, khi phong trào võ thuật ở Hà Nội phục hồi, lão võ sư Nguyễn Văn Thơ cũng không quản tuổI già, tham gia một cách tích cực. Ngoài việc dạy võ tạI nhà riêng ở số 244, phố Lương Yên, tổ 1, phường Hai Bà Trưng, Hà NộI, lão võ sư còn trực tiếp tham gia hộI diễn võ thuật khu vực phía Bắc và toàn quốc, 3 lần đoạt huy chương vàng (kiếm 2 lần và Trung bình tiên 1 lần). Bên cạnh ông giờ đây còn có những cao đồ như các võ sư Nguyễn Văn Hùng, Giang Long Phúc, Nguyễn Văn Hải… đang truyền dạy và xiển dương những tuyệt học của Thiếu Lâm Sơn Đông

THIẾU LÂM SƠN ĐÔNG- SỰ KIỆN QUA ẢNH

Mời các bạn tìm hiểu đôi điều về Môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông (một số người còn gọi là Thiếu Lâm Sơn Đông Bắc Phái) qua các bức ảnh vừa gợi nhớ những kỷ niệm, vừa mang tính sự kiện về con đường phát triển trong những năm gần đây.



Võ sư cao cấp Nguyễn Văn Thơ - Cố trưởng môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông thời trẻ



Hai vợ chồng Cố Trưởng Môn


Cố Trưởng môn phái TLSĐ trong một tiết mục biểu diễn nội công bản môn
những năm 1950



Cố võ sư Trưởng Môn thời kỳ làm huấn luyện tư vệ nhà máy



Đoàn Lân - Sư - Rồng của Môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông đi biểu diễn phục vụ bộ đội kháng chiến




Hai vợ chồng Cố Võ sư- Trưởng môn phái TLSĐ ngày tết


Ông Trần Ngọc Ninh - một trong ba huynh đệ đồng môn duy nhất của Cố võ sư Trưởng môn phái- sau này đã mở gánh xiếc lưu động nhưng không thu nhận môn đồ.(tham khảo bài http://vothuatvietnam.org/index.php?action=show&id=19)

Ông Trần Vinh Quang sau một vài năm sinh sống tại Hà Nội đã vào Nam qui ẩn rồi từ đó không còn tin tức gì nữa.

Ông Nguyễn Văn Thơ chính thức trở thành Trưởng môn Thiếu Lâm Sơn Đông đời thứ 2 (Thầy Trần Vi Xìn là Trưởng môn đời thứ nhất tại Việt Nam). Tuân theo sự chỉ dạy của thầy, ông đã trở về quê hương Thái Bình mở những lò võ đầu tiên của mình.


Ảnh lưu niệm những thành viên sáng lập Hội Võ thuật cổ truyền Hà Nội- gồm các Lão Võ sư- Trưởng môn phái võ thuật tại HN ban đầu thành lập



Tiết mục biểu diễn của võ sư Trịnh Đức Hùng- Một cao thủ võ thuật bản môn đã từng gặt hái rất nhiều thành công trong và ngoài nước




Cố Trưởng Môn huấn luyện một số đệ tử ruột tại tư gia 244 Lương yên Hà Nội - Hiện nay là Tổ đường của Môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông



Các Lão võ sư họp thường kỳ tại hội Võ thuật Cổ truyền Hà Nội



Võ sư Dương Ngọc Hải- nay là Trưởng Môn chính thức đời thứ 3 TLSĐ - đang thuyết trình về Lịch sử hình thành và phát triển Môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông với Hội võ Thuật HN trong buổi công nhận chính thức TLSĐ là một trong những môn phái lớn nhất tại HN năm 2005.




Võ sư Trưởng Môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông- Dương Ngọc Hải đang giới thiếu chiếc cup vô địch của Cố trưởng môn Nguyễn Văn Thơ dành được trong cuộc thi quyền thuật năm 1954 do đích thân Thủ hiến Bắc Việt bấy giờ trao tặng.



Phó trưởng môn Nguyễn Xuân Tùng đang trao cờ lưu niệm cho chủ nhiệm võ đường môn phái


Cố võ sư Trưởng Môn Nguyễn Văn Thơ đang trao giấy chứng nhận võ sư bạch đai cho một số đệ tử trong đại hội môn phái lần thứ nhất dưới sự chứng kiến của các quan khách và các thành viên Hội Võ thuật cổ truyền HN



Cuộc thi lên đai của một trong số các võ đường đang hoạt động của môn phái





Logo chính thức của môn phải Thiếu Lâm Sơn Đông

Thiếu Lâm Sơn Đông Bắc Phái



Chùa thiếu lâm là đất hội võ của Trung Quốc thời xa xưa, là nơi tụ hợp tinh hoa võ thuật mười phương, từ đó hình thành một môn phái Thiếu Lâm được người đời hết sức tôn sùng.
Có thể nói, các môn phái sau này đều bắt nguồn từ Thiếu Lâm, nhờ các bậc danh gia về võ thuật sáng tạo, biến đổi các chiêu thức và tự tìm cho riêng mình những nét đặc trưng mà tạo thành các môn phái khác nhau. Mỗi môn phái đều có điểm mạnh, điểm yếu và sở trường riêng, các đòn đánh mang phong cách đặc trưng của môn phái đó.
Bắt đầu từ thời Minh Thành Tổ, triều vua Vĩnh Lạc Hoàng Đế (Khong năm 1403 theo tây lịch), Thiếu Lâm hình thành ba dòng chính:

1. Thiếu Lâm Nam Phái Tung Sơn.
2. Thiếu Lâm Sơn Đông Bắc Phái (TLSDBP).
3. Thiếu Lâm Bắc Phái Gia Truyền.

TLSDBP ra đời do công lao của một vị võ nữ siêu phàm sáng lập nên.
Dưới thời nhà Minh, dòng họ Âu Dương giàu có ở Tô Châu mộ tiếng chùa Thiếu Lâm, đã gửi có ba người con là: Âu Dương Tòng Đức, Âu Dương Tòng Bình và Âu Dương Minh Châu (nữ) lên núi Thiếu Thất tầm sư học đạo. Trải qua công phu rèn luyện, cả ba đã trở thành những võ lâm cao thủ có võ công thâm hậu lại có óc sáng tạo sâu rộng. Sau này Âu Dương Minh Châu tiếp tục nghiên cứu và bà đã sáng lập ra một chi phái mới của Thiếu Lâm ở miền Bắc đất Hoa Hạ, đó là TLSĐBP nổi tiếng nhất trong võ lâm nhờ các công phu về ngạch công, trong đó Ưng trảo công là môn công phu bậc nhất. Qua nhiều thế hệ, các danh gia võ thuật tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm hình thành nên các đặc thù riêng của TLSĐBP.


VÕ ĐẠO - THIẾU LÂM SƠN ĐÔNG BẮC PHÁI
Vì sao TLSĐBP lưu truyền được qua hàng trăm năm? Đó chính là nhờ đạo học võ của Thiếu lâm Sơn Đông Bắc phái:
1. TLSĐBP thấm nhuần học thuyết âm dương

TLSĐBP cũng như bất kỳ một môn phái võ thuật nào để được chấp nhận, được tôn trọng và lưu hành trong giới võ lâm hẳn phi hội tụ được tinh hoa võ học, phi có ưu thế riêng, đường giao lối đấu độc đáo, công năng quyền biến siêu việt, mà nhất là phi chứa trong mình một cái thuật làm cho thân thể khoẻ mạnh và trường thọ.

Bất kể loại quyền thuật nào cũng nhấn mạnh việc làm khoẻ thân mình là ý nghĩa trọng yếu thứ nhất, đó là phi duy trì được sự cân bằng âm-dương trong cơ thể: "Trong luyện: Tinh-Thần-Khí, ngoài luyện: Thân-Pháp-Bộ" hay: " Trong luyện: hơi thở, ngoài luyện: Gân-Xương-Da". Như thế Âm bằng, Dương mật, tinh thần ổn định, chân khí theo về. TLSĐBP đã tôn cái mục đính thiết thực ấy lên hàng đầu mà dung dưỡng lấy "Thần" và "Khí", bởi "Nhân thần" và "Sinh khí" là cốt lõi của sự sống: "Thần vi bản, khí vi căn. Tuyệt căn can bản, tuyệt bản hư căn". (Thần là thân ngọn, khí là gốc rễ, chết rễ khô cây, chết cây mục rễ). TLSĐBP đã vận cái lẽ hiển nhiên đơn giản mà vô cùng sâu sắc ấy trong các phép tinh luyện của môn phái để trở thành một phương pháp khoa học trong rèn luyện thân thể. Khoa học ở chỗ không được đi trật đường ray của quy luật: Thiên-Nhân-Địa, là tạo được sự thống nhất, sự hoà hợp giữa các yếu tố ấy.

Sợi chỉ đỏ trong luyện pháp công của TLSĐBP là đạt đến "Âm-bình, Dương-mật". TLSĐBP đã truyển hoá được cái tinh thần dịch học huyền vi này vào trong từng đường quyền thế cước làm cho lẽ Âm-Dương được thấu suốt, được thấm nhuần trong các chiêu thức môn phái. TLSĐBP đã trở thành một trong cái thuật rèn luyện thân thể thấm đẫm ý vị triết học đông phưng thần bí, bởi nó tuân theo quy luật biến hoá khôn lường của thuyến học Âm-Dưng, đạt được võ nghệ o diệu kỳ thú như sự vận động không ngừng của tạo hoá muôn sắc diện vậy. Các cao thủ của TLSĐBP trong giao đấu dùng quyền cước rất phóng khoáng, đòn đánh ra liên tiếp lợi hại. Có thể trong khi đang giao đấu, tay phi sử dụng binh khí, bất chợt chuyển qua tay trái khiến đối phưng khó lòng lường được đòn đánh. Đang chém một thế kiếm, bất chợt phóng cước đo quyền, chợt cao chợt thấp, chợt tả chợt hữu, khuynh đo vô lường. Các đòn dánh của TLSĐBP đặc biệt thiên biến hn hẳn các môn phái khác. Chẳng hạn như thế: "Song cước đồng phi", đấu sĩ đang đứng trên mặt đất, chợt nhảy vọt qua đầu đối phương, chân phi đá vào mặt, chân trái đá búng ngược vào gáy đối thủ. Hoặc thế: "Anh hùng độc lập", đấu sĩ bằng mọi cách lừa đối thủ tới rồi bất thần búng người lên như pháo thăng thiên, hai tay dang ra như cánh đại bàng, chân co, chân duỗi muốn đá vào mặt đối phưng tuỳ ý. Trong chiến đấu, ở TLSĐBP bất luận là kỹ thuật phòng thủ hay kỹ thuật tiến công đều không xa rời sự biến hoá của Âm-Dương. Nếu có đối kháng, TLSĐBP vẫn đủ cả công-phòng, tiến-thoái, cưng-nhu, động-tĩnh, hư-thực, kỳ-chính (Kỳ là đánh úp, chính là đánh trực diện), đóng-mở, vv... hết sức linh hoạt, đa biến. Các mâu thuẫn đối lập đó đều hình thành từ nguyên tắc cơ bản căn cứ vào Âm-Dương. Phép biện chứng triến học cổ đại phưng Đông đối với võ thuật TLSĐBP quả kỳ đắc dụng và thiết thực.

Cái thuật làm cho khoẻ và sống lâu đơn giản chỉ là phép luyện thành công sao cho Âm-Dương giao hoà trong cơ thể. Sự cân bằng Âm-Dương ấy chính là hạt nhân hợp lý làm nên công dụng thần kỳ của võ thuật TLSĐBP.
2. "Đức cao hơn nghề" là phương châm tồn tại TLSĐBP

Võ đức (Đạo đức võ) là tinh thần của võ thuật, tôn cao võ đức là truyền thống nền tảng của TLSĐBP.

Thời Minh, trong môn phái Thiếu Lâm có soạn ra "Thiếu Lâm thập điều giới ước" lấy đó làm khuôn vàng thức ngọc để rèn rũa đạo đức cho các môn đồ, ai vi phạm sẽ bị "thanh quy cùng tội", thậm chí còn bị khai trừ khỏi môn phái.
Là con đẻ của Thiếu Lâm tự cổ xưa, TLSĐBP đã tiếp thu, nâng niu, chau chuốt những luật đạo mẫu mực ấy mà truyền cho lớp môn sinh đời hậu. Ngày nay, các võ sư của TLSĐBP đã trên tinh thần của "thập điều giới ước" mà nêu ra tám điều răn dạy môn sinh với những nghiêm cấm cụ thể:

1. Không phản thầy, phế đạo
2. Không dụng võ để đánh người.
3. Không kiêu khi thắng, nản khi bại.
4. Không làm điều ác, không ham sắc dục.
5. Không ham mê cờ bạc.
6. Không uống rượu, không hút thuốc trước, trong và ngay sau buổi tập.
7. Không nghiện ngập, rượu chè, nghiện hút, tiêm chính ma tuý.
8. Không cậy thế khoe khoang võ nghệ để thách thức thi đấu với các lò võ khác.

Các vị sư tổ của môn phái hết sức nghiêm ngặt trong việc lựa chon người dạy đạo: "Đạo cấm truyền bừa bãi, phi truyền cho người hiền lưng, kẻ ngang ngược bất nghĩa không truyền (Ngang ngược tất làm loạn, bất nghĩa tất phụ n)", nên TLSĐBP ngàn năm vẫn theo cổ truyền thu nhận rất ít đồ đệ, ai đã ra nhập môn phái đều được giới giang hồ trọng nể về tài năng và đức hạnh.

TLSĐBP rèn luyện cho người ta c về võ thuật lẫn võ đức, con người được phát triển toàn diện, khoẻ về thể xác, đẹp về tâm hồn. ấy là căn nguyên tạo nên sự tồn tại và phát triển sâu gốc, bền rế của môn phái qua hàng thế kỷ nay...

()

Thiếu Lâm Phật Gia

Con đường võ học Võ sư Băng Sơn tên thật là Bùi Quốc Sơn, được sinh ra trong gia tộc họ “Bùi Xuân” ở tổng Mao Điền - huyện Cẩm Giàng - tỉnh Hải Dương, một dòng họ có truyền thống thượng võ với các môn võ gậy, thiết lĩnh, lăn khiên, dao đôi, v.v... Từ thời phong kiến nhà Mạc đã cho lập Văn Miếu tại đây và cũng chính nơi này đã ghi lại dấu ấn của 128 vị tiến sỹ từng đỗ khoa cử , trong đó có Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm là người nổi tiếng nhất. Ngoài ra, tổng Mao Điền cũng là một địa danh mà các thầy võ xứ Bắc xưa mỗi khi nhắc đến đều có chút e dè, nể vì. Thời kháng chiến chống thực dân Pháp, đội du kích Mao nổi tiếng với những chiến công trên đường quốc lộ 5 khiến đám giặc giã vô cùng khiếp sợ. Được sinh ra trên mảnh đất có truyền thống văn vật của quê hương, được lớn lên trong một gia đình có truyền thống võ nghệ mà ông nội là cụ Trương Cất (tên thật là Bùi Xuân Cật - 1908 - 1945) nổi danh với môn võ gậy khắp xứ Đông, thầy Sơn đã được thừa hưởng dòng máu thượng võ của gia tộc “Bùi Xuân”. Từ nhỏ đã được các ông, các bác trong dòng tộc và phụ thân truyền cho những thế võ, đường gậy....với những bài võ Ngọc trản,Thần đồng, Tấn nhất ô du, Thiết lĩnh, Long quyền, Hổ quyền... nên lòng đam mê võ thuật của ông ngày càng tăng cao. Năm 13 tuổi được Đại sư Băng Tâm (tên thật là Lý Chấn Hoà - sinh năm 1898), chưởng môn phái Thiếu Lâm Phật gia, là người Hoa lánh nạn sang Việt Nam thời Cách mạng dân quốc (năm 1937) nhận làm con nuôi và truyền dạy võ công Thiếu lâm và đặt pháp danh là “Băng Sơn” theo pháp danh của Đại sư. Năm 1988 khi tình hình bên nước nhà đã ổn định, với lòng nhớ cố hương khôn nguôi và nỗi niềm của một người xa quê, Đại sư Băng Tâm trở về Trung Quốc và giao quyền điều hành môn phái cho võ sư Băng Sơn dưới sự dìu dắt bảo trợ của sư thúc (Viễn Trí 1920-2006) và sự trợ giúp của các đại sư huynh trong môn phái. Sau này một kỳ duyên nữa đến với thầy Băng Sơn là được Đại sư Đoàn Tâm Ảnh sinh năm 1900 - Pháp danh “Thanh Hư Chân Nhân”, chưởng môn phái “Võ Lâm Côn Lôn” đặc cách thu nhận làm môn đồ, là một trong thập nhị đại đồ đệ của Đại sư. Đại sư Đoàn Tâm Ảnh đã từng theo học Đại sư phụ Mộc Đức thiền sư tại chùa Phi Lại Tự – núi Sơn Đầu - đỉnh Mã Dương Cương Trung Hoa hơn 10 năm từ năm 1913, được đại sư phụ Mộc Đức thiền sư cùng Đại sư Bắc Phong hoà thượng, chưởng môn Thiếu Lâm Bắc phái (vốn là võ lâm đồng đạo) đứng ra tác hợp với học trò của Đại sư là Hoa Cẩm Tú và cho xuống núi hành hiệp với pháp hiệu là La Tô. Hai người nổi tiếng khắp một góc đất Trung Hoa: một người nổi tiếng với quái côn và một người nổi tiếng với vuông lụa bạch.

Chiến tranh Hoa Nhật nổ ra, gia đình bị ly tán, vợ chồng thất lạc nhau. Sau nhiều năm tìm kiếm vô vọng, Đại sư Đoàn Tâm Ảnh trở về Việt Nam. Năm 1932 về đến Quảng Ngãi, sau đó qua Cămphuchia, Lào. Năm 1944 ông trở về Bạc Liêu, những năm tháng này ông lấy cửa chùa làm nơi nương tựa để hành hiệp lấy pháp danh là “Thiện Tâm”. Trong thời gian này ông đã trừ khử rất nhiều tham quan ô lại và bọn cường hào ác bá. Cuối năm 1944 ông tiếp tục xuất ngoại qua các nước như Mã Lai, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Phi Luật Tân... để truyền bá và học hỏi thêm về võ thuật. Năm 1960 Đại sư sáng lập Võ Lâm Đạo Việt Nam và thành lập Tổng hội Võ Lâm Việt Nam ở Cần Thơ, Đại sư cũng chính là trác giả của bộ sách Võ Lâm Đạo Việt Nam (xuất bản trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam). Năm 1964 ông trở về Sài Gòn truyền bá võ thuật và điều hành môn phái từ đó đến nay. Đại sư đã đào tạo ra nhiều cao thủ võ lâm trong thập niên 60 – 70 như Hàng Thanh, Lạc Hà, Hùng Phong, Vũ Đức (các vị này hiện đã định cư tại nước ngoài)....

Khắp miền Nam, nơi nào cũng có học trò mở lớp giảng dạy Võ Lâm. Với sự dạn dày kinh nghiệm qua bao năm tháng hành hiệp, truyền bá võ thuật, ông đã chắt lọc những gì tinh hoa nhất của võ thuật mà ông đã học hỏi được truyền thụ cho võ sư Băng Sơn và giao cho một sứ mạng quan trọng là truyền bá phát triển môn Võ Lâm ở miền Bắc - với pháp danh là Bắc Phong Chân Nhân (Đại sư Đoàn Tâm ảnh chủ trương hưng đạo môn Võ Lâm Việt Nam cùng thập nhị đại đồ đệ). Với tinh thần cầu tiến và không ngừng học hỏi, thầy Băng Sơn còn theo học thêm Đại sư Trần Công (sinh năm 1920) - pháp danh “Huyền Công Đạo”, chưởng môn phái Không Động và được Đại sư truyền cho một số môn binh khí đặc dị và bí pháp của võ thuật. Với thiên tư võ thuật cộng với sự tập luyện nghiêm túc, thận trọng, thầy Băng Sơn được Đại sư rất yêu quý. Đại sư Trần Công là một trong thập đại đồ đệ của Đại sư phụ Mao Diệp Sinh người Hoa đã có thời sang sinh kế tại Việt Nam. Người (Đại sư Trần Công) là môn đồ người Việt duy nhất trong số các cao đồ người Hoa của Đại sư Mao Diệp Sinh. Đại sư Trần Công vốn là hậu duệ nhiều đời của Trần Quang Khải - một tôn thất nhà Trần ở thế kỷ thứ 13 ở phủ Thiên Trường (Nam Định ngày nay).

Ông đã suy nghĩ trăn trở rất nhiều về võ học cổ truyền của dân tộc, sau nhiều năm nghiên cứu suy tư, ông đã tham bác nhiều ý kiến của các kỳ lão trong làng võ cổ truyền dân tộc cũng như trong dòng tộc Trần gia để rồi đã sáng lập ra võ phái Đông A mà ông là chưởng môn đầu tiên. Một dòng võ dân tộc có rất nhiều bí kíp võ học dân tộc và bí kíp của dòng tộc Trần gia. Hiện ông vẫn còn giữ được những đường kiếm bí truyền của “Vạn kíp bí truyền tông thư” đời Trần. Đại sư sử dụng được hơn 20 loại binh khí và nhiều môn ám khí độc, đặc biệt là kỹ thuật kiếm pháp rất cao minh. Người được giới võ Bắc Hà tôn xưng là: “Vương kiếm”. Người đã từng giành giải vô địch kiếm song năm 1960. Thời kỳ toàn quốc kháng chiến, Người đã từng huấn luyện võ thuật cho lực lượng thanh niên tự vệ quê nhà (Nam Định).

Sau năm 1954, Đại sư cùng lão võ sư Trần Đình Tùng được mời huấn luyện võ thuật cho các lực lượng võ trang tại Hà Nội. Đặc biệt năm 1956 ông đã vinh dự được Hồ Chủ Tịch đến thăm hỏi tặng huy hiệu Trai Anh Hùng, cũng chính Người đã biên soạn các bài bản, đòn thế, quyền cước, kiếm, đao, võ tự vệ trong lực lượng võ trang nhân dân Việt Nam năm 1970. Cạnh đó, Người cùng lão võ sư Trần Đình Tùng liên tục mở các lớp võ thuật cho tất cả giáo viên sơ – trung cấp toàn miền Bắc. Người cũng đã nhiều lần trực tiếp tham gia biểu diễn võ thuật, trong đó có lần biểu diễn tại làng Đình Bảng - Bắc Ninh (với hai bài Điệp Hoa kiếm - Song hổ vĩ côn), Đại sư đã được đoàn thượng khách Indonesia hoan nghênh nhiệt liệt và Thủ tướng Phạm Văn Đồng khen ngợi. Đại sư Trần Công là một trong những người đầu tiên có công thành lập xây dựng phát triển Hội võ thuật Hà Nội theo chủ trương của Uỷ ban T.D.T.T.T.W, sở T.D.T.T Hà Nội, là vị chủ tịch đầu tiên của Hội võ thuật Hà Nội. Người đã vinh dự được Liên đoàn võ Việt Nam bầu là người số 1 trong làng võ Việt Nam, người thứ hai là Đại sư Đoàn Tâm ảnh vì có nhiều công lao xây dựng phát triển nền võ thuật Việt Nam.

Năm 1994 do tình hình sức khỏe, ông nghỉ không tham gia phong trào nữa, hiện nay đang an hưởng tuổi trời tại nhà riêng ở Hoàng Hoa Thám – Hà Nội. 2. Sự hình thành và phát triển võ phái Võ Lâm Phật Gia Năm 1984 sau khi phục vụ quân đội một thời gian võ sư Băng Sơn trở về gia đình. Lúc này phong trào võ thuật của Hà Nội đang phát triển khá rầm rộ, các lò võ được mở ra khắp nơi. Ông đã đi xem rất nhiều lò võ của các môn phái trên địa bàn Hà Nội và một số vùng lân cận. Sự học hỏi tham khảo này đã giúp ích cho ông rất nhiều trong việc xây dựng võ phái sau này. Trong thời gian tại ngũ – do đóng quân chủ yếu ở vùng biên giới phía Bắc, đây cũng là nơi tập trung rất nhiều dòng võ của đồng bào dân tộc thiểu số - với tính cách phóng khoáng, giao thiệp rộng, cộng với lòng say mê võ thuật ông đã quảng giao với một số người dân tộc Hoa, Tày, Nùng, Mông, Thái ở những nơi ông đã đóng quân. Thời gian này đã để lại một dấu ấn kỷ niệm thật sâu đậm trong ông. Ông đã học hỏi được khá nhiều kinh nghiệm, thực tiễn trong võ thuật cùng các bài võ, đường võ, thế võ bí truyền có chiêu số khác lạ của các dòng võ dân tộc. Người dân ở đây rất quý mến ông vì tính khiêm tốn, trung thực, ham học hỏi. Ông đã kết nghĩa huynh đệ với một số người Hoa, Tày, Nùng, Mông. Điều này đã giúp ông rất nhiều trong cuộc sống khó khăn của người lính nơi biên ải. Những năm tháng này đã hình thành một tính cách lớn trong ông, đó là lòng nhân ái và sự bao dung.

Sau khi trở về ông tiếp tục đến học tập võ thuật cùng đại sư phụ Băng Tâm và các huynh đệ đồng môn. Đã bao lần ông đã tham vấn sư phụ về các chiêu số, sự biến đổi khác lạ của các dòng võ dân tộc mà ông đã học hỏi được, ông đã đưa ra những nhận định riêng của mình về võ thuật – võ học dân tộc. Với đồng môn ông cũng đã mang những chiêu số để trao đổi, học hỏi, trắc nghiệm cùng các sư huynh, sư đệ và đã thu được kết quả cao, được đồng môn ủng hộ và nể phục. Ông đã được sư phụ đánh giá cao về nhận thức, tư duy võ thuật. Người rất đắc ý và đã chỉ dậy cho ông rất nhiều điều về võ thuật. Người có ý định hướng cho ông về võ nghiệp – võ đạo. Chính điều này ảnh hưởng rất lớn với ông trong cuộc đời võ nghiệp. Sau nhiều năm miệt mài học tập và rèn luyện, được sự khuyến khích nhiệt thành của đại sư phụ Băng Tâm, Sư thúc Viễn Trí và sự ủng hộ nhiệt tình của các huynh đệ đồng môn. Ngày 01 - 05 - Ất Sửu (1985) ông chính thức mở võ đường riêng tại sân đền Hai Bà Trưng – trụ sở chính đặt tại 10B – Phố Đồng Nhân – Quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội. Được phép của sư phụ, ông lấy tên hiệu võ phái là Võ Lâm Phật Gia (Chỉ môn võ xuất phát từ cửa thiền, được phóng tác theo lối chiến đấu của các loài mãnh thú trong rừng), đặc biệt ông đã vinh dự được sư phụ giao cho trách nhiệm lớn là người đại diện cho võ phái với sự hậu thuẫn của sư phụ, sư thúc, và các đồng môn, đặc biệt là có sự hậu thuẫn lớn lao về cả vật chất lẫn tinh thần của sư muội Băng Thanh (Lý Diệu Hương) - Vốn là con nuôi của sư phụ Băng Tâm (Hiện đang sinh sống tại Chợ Lớn – Sài Gòn). Kể từ đây làng võ Hà Thành cũng như giới võ lâm của Bắc Hà được biết tới Võ Lâm Phật Gia qua nhiều trận thi đấu giao hữu, với lối đánh chân chất, thực dụng, nhưng không kém phần hoa mỹ, nhất là cách hành xử của các môn sinh Võ Lâm khi giao đấu đều nhường trước 3 đòn rồi mới đánh trả, khi trả đòn đều nương tay, đòn sát điểm thời dừng không mang tính sát phạt - điều này đã gây không ít cảm tình cho giới võ lâm đồng đạo và thu hút được rất nhiều thanh thiếu niên tới tập luyện, chủ yếu là sinh các trường Đại Học Bách Khoa, Kinh Tế Quốc Dân, Đại học Dược và các chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang thủ đô.

Thời điểm cao nhất của Võ Lâm có tới hàng trăm võ sinh tập luyện trong mỗi buổi tập. Trong thời gian này Võ Lâm Phật Gia đã tích cực tham gia mọi phong trào của địa phương, nhiều lần biểu diễn võ thuật phục vụ lễ hội tại đền thờ Hai Bà Trưng, Nhà văn hóa thanh niên Tăng Bạt Hổ, đã được chính quyền địa phương, phòng văn hóa thể thao Quận khen ngợi và ủng hộ. Sau này nhiều lớp võ cũng được mở ra tại Công viên Thống Nhất – Hà Nội. Tháng 6 – 1989 sau khi Hội võ thuật Hà Nội (trực thuộc Sở TDTT Hà Nội) chính thức được Ủy ban nhân dân thành phố công nhận ông đã xin gia nhập Hội võ thuật Hà Nội. Ngày 14 - 06 – 1989, Giám đốc Sở TDTT Hà Nội – Ông Hoàng Vĩnh Giang – đã ký quyết định công nhận Võ Lâm Phật Gia chính thức là thành viên của Hội võ thuật Hà Nội mà ông là người đại diện duy nhất. Cũng trong năm 1989 Hội diễn võ thuật cổ truyền thành phố Hà Nội lần thứ nhất được tổ chức ông đã đưa môn sinh tham dự cùng với các môn phái, võ phái khác của Hà Nội, trong thời gian này ông đã mở tiếp các lớp võ ở nhà văn hóa Văn Hóa Thể Thao Quận Hai Bà Trưng, Câu lạc bộ sinh viên Hà Nội – Beclin (Hồ Thiền Quang – Hà Nội). Năm 1990 ông đã mở các lớp võ tại trung tâm thị trấn Kẻ Sắt - Hải Dương, thị trấn Ân Thi – Hưng Yên. Năm 1991 tiếp tục mở các lớp võ tại Cung thiếu nhi tỉnh Quảng Ninh, sân vận động Hòn Gai, nhà văn hóa thể thao huyện Quảng Yên – Tỉnh Quảng Ninh, nhà văn hóa thiếu nhi tỉnh Hải Dương, thị trấn Mộc Châu, thị trấn Hát Lót – Sơn La, thị trấn Điện Biên tỉnh Lai Châu đặc biệt là ở thành phố Hải Dương có võ sư trưởng chi phái Vũ Văn Toanh - với đường dao đôi, đoản côn, võ sư Vũ Nhật Tú - với môn võ gậy, Long hổ quyền. Ở Tuyên Quang có võ sư Đỗ Đức Nhuận người thành danh với môn Thiết chỉ công, Miêu trảo công – là những người thành đạt nhất, đã có nhiều công xây dựng phát triển môn phái. Ngoài ra còn có một số chi nhánh khác ở hải ngoại.

Sau một quá trình hoạt động và cống hiến, tháng 7 – 1998 ông được Hội võ thuật Hà Nội cấp giấy chứng nhận vì đã có thành tích tham gia xây dựng và phát triển Hội võ thuật Hà Nội. Tháng 6 – 1999, theo cơ chế quản lý nhân sự của Sở TDTT, ông Hoàng Vĩnh Giang phó chủ tịch ủy ban Olympic - tổng thư ký ủy ban Olympic quốc gai Việt Nam – Giám đốc Sở TDTT Hà Nội đã ký quyết định phong danh hiệu võ sư cho ông cùng 23 thành viên khác là ủy viên trong ban chấp hành Hội võ thuật Hà Nội. Tháng 9 – 2001, Tổng thư ký Hội võ thuật Hà Nội, ông Hoàng Vĩnh Hồ, đã ký quyết định chính công nhận võ đường Võ Lâm Phật Gia – do ông làm chủ nhiệm – là thành viên chính thức của hội Võ thuật Hà Nội. Không ngừng hội nhập, năm 2001 bản thân ông đã cùng các huấn luyện viên của võ phái tham dự các khóa tập huấn trọng tài – HLV Pencak Silat tích cực tham gia các giải thi đấu Pencak Silat do Liên đoàn Pencak Silat tổ chức, ông cũng đã cùng các HLV của võ phái tích cực tham gia các giải thi đấu Pencak Silat do Liên đoàn Pencak Silat tổ chức với tư cách là trọng tài – giám định viên, dù ở bất cứ cương vị, hoàn cảnh nào ông đều nỗ lực công tác tham gia hoạt động với tinh thần trách nhiệm cao, và cống hiến hết khả năng của mình.

Trong những năm xây dựng và phát triển của võ phái, từ tháng 5 -1985 đến nay – năm 2005 – tính vừa tròn 20 năm, Võ Phái Võ Lâm Phật Gia ngày một trưởng thành vững bước và đã khẳng định được mình, xây dựng thành công cho mình một bản sắc, phong cách riêng biệt, đã hòa nhập cùng phong trào võ thuật của Hà Nội và phong trào võ thuật nước nhà. Ông đã sống đầy nhiệt huyết với những nốt nhạc thăng trầm của đời võ nghiệp. Phương châm sống của Ông là: Đối với mọi người: Nhân ái – Trung tín – Hòa hiếu. Đối với công việc: Nỗ lực - Cố gắng – Hoàn thiện. Đối với bản thân: Sống cần kiệm – Tu dưỡng rèn luyện – Nghiên cứu học hỏi - Hội nhập – Hoàn thiện. Trong việc xây dựng truyền bá môn Võ Lâm Phật Gia. Ông chủ trương “ Quý hồ tinh - Bất quý hồ đa”, thà dạy ít môn sinh có tư cách đạo đức chân chính, kỹ thuật cao, biết sống vì lợi ích của mọi người, tôn trọng kỷ cương pháp luật, chứ không chủ trương đào tạo nhiều người thiếu tư cách đạo đức, gây nhiều điều rối loạn trật tự kỷ cương xã hội.

Qua 20 năm giảng dạy, không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, sáng tạo, kế thừa và phát triển, Ông đã tổng kết kinh nghiệm, chắt lọc tinh hoa, hệ thống hóa về kỷ thuật căn bản, quyền pháp, khí giới, lập chương trình huấn luyện gồm 4 phần chính: 1. Võ nghệ thuật - biểu diễn. 2. Võ chiến đấu tự vệ. 3. Đào tạo phổ thông. 4. Đào tạo huấn luyện viên. Đặc biệt: Ông đã biên soạn thành công bộ Giáo Tài (Võ Lâm Việt Nam Tùng Thư – Giáo Tài Huấn Luyện). Gồm 9 tập: Tập 1: “Võ Lâm Việt Nam tùng thư”: Căn bản nhập môn. Tập 2: “Võ Lâm Việt Nam tùng thư”: Quyền phổ - Khí giới nhập môn. Tập 3: “Võ Lâm Việt Nam tùng thư”: Quyền - Cước công phu. Tập 4: “Võ Lâm Việt Nam tùng thư”: Kỹ thuật thực chiến. Tập 5: “Võ Lâm Việt Nam tùng thư”: Kỹ thuật bảo an phòng vệ. Tập 6 “Võ Lâm Việt Nam tùng thư”: Võ lâm quyền phổ - Khí giới. Tập 7: “Võ Lâm Việt Nam tùng thư”: Danh quyền thực chiến. Tập 8: “Võ Lâm Việt Nam tùng thư”: Nội – khí - dưỡng sinh công. Tập 9: “Võ Lâm Việt Nam tùng thư”: Kỳ hoa dị thảo Võ lâm – Giang hồ. Nói về võ sư Băng Sơn có bài thơ sau: Một chín năm tám được sinh ra Bước vào võ học tuổi mười ba “Thiếu Lâm” đắc pháp mười năm lẻ “Không Động” thầy yêu cũng được truyền Đắc ngộ kỳ duyên “Côn Lôn phái” Một mình học được ba cái hay Ất Sửu tám nhăm gây dựng phái “Võ Lâm” đích thực rạng danh đời ./. 3. Đặc điểm kỹ thuật của võ phái Võ Lâm Phật Gia: Hệ thống kỷ thuật võ phái được xây dựng trên nền tảng nguyên lý âm dương – ngũ hành, triết lý của võ học cổ truyền đông phương dựa trên nền tảng ngũ hình quyền: Long - Hổ - Báo – Xà – Hạc. Trong đó hổ quyền luyện tập xương cốt tạo sức mạnh cơ bản, chủ luyện “cốt”. Báo quyền luyện sức mạnh cơ bắp, sức bật tốc độ, chủ luyện “lực” . Long quyền luyện gân sức sự dẻo dai nhu hòa, chủ luyện “thần”, xà quyền luyện thân pháp, eo, lưng, tay chân mềm dẻo linh hoạt, chủ luyện “khí”, hạc quyền luyện sự thăng bằng trầm tĩnh, chủ luyện “tinh”. Trong đó hổ quyền luyện “ngạnh công”, báo quyền, long quyền chủ luyện “nhu công”. Xà quyền, hạc quyền chủ luyện “miên công”.

Đặc trưng kỹ thuật của võ lâm phái là: Thủ nhu và tấn cương Không đối lực trực tiếp Nương theo đòn hóa giải Chiêu thức cần liên hoàn Đoản trường luôn tương hổ Cương nhu cùng phối triển Giàu triết lý, nghệ thuật Chiến đấu hiệu quả cao Là môn võ phù hợp Với con người Việt Nam Hòa hiếu và thượng võ Môn phái Võ Lâm Phật Gia là sự kết hợp tinh hoa của 2 dòng võ: Võ thuật cổ truyền Việt Nam và võ thuật cổ truyền Trung Hoa. Hai chữ “Võ Lâm” chỉ tinh hoa đã chắt lọc được từ dòng võ cổ truyền Việt Nam và Trung Hoa với ý nghĩa: “Môn sinh không bao giờ quên tổ quốc, đặt tổ quốc trên hết”. “Võ Lâm” còn chỉ biển võ học mênh mông như rừng như biển, môn sinh võ lâm nên tự biết sức mình và luyện tập. Hai chữ “Phật Gia” chỉ cội nguồn môn võ xuất phát từ cửa thiền, dùng rèn thân – tu chí với ý nghĩa: “Môn sinh Võ Lâm không bao giờ quên nơi mình sinh ra”. Nó còn nhắc nhở: “Môn sinh Võ Lâm luôn hành thiện trong đạo xử thế”. Võ Lâm Phật Gia với những kỹ thuật chân truyền – Thực chất mang tính chất nghệ thuật chiến đấu cao, một kỹ thuật bao gồm cương nhu tương tế, mang bản sắc huyền diệu thanh thoát của hai dòng võ Việt – Trung, với phương châm hành đạo xử thế là Trung nước – Hiếu nhà – Hòa xã hội Có thể nói rằng Võ Lâm Phật Gia là sự kế thừa, lưu giữ và phát triển, mang bản sắc dân tộc Việt Nam.