Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Luận bàn về mối quan hệ giữa Thiếu Lâm quyền và Thái Cực quyền

Từ xưa đến nay, võ lâm Trung Hoa luôn quan niệm rằng: Thiếu Lâm tự là võ lâm ngoạI gia vì đây là môn phái do Đạt ma Sư Tổ người Ấn Độ truyền bá vào Trung Quốc; còn Thái Cực Quyền mới là võ lâm nội gia do ngườI Trung Quốc sang tạo. Vậy có mối liên hệ gì giữa hai môn phái về nguồn gốc lịch sử cũng như các kĩ thuật và bài bản?!

Để cho dễ hiểu, chúng tôi xin chia cuộc luận bàn này ra tám điều. Gỉa thuyết chúng tôi trình bày sau đây, tuy chỉ là một giả thuyết, nhưng dựa vào sự kiện lịch sử:

1/ Chỉ vào thời Trần Vương Đình ta mới nghe nói tới võ thuật của dòng họ Trần, Trần Vương Đình có phải là người sáng tác ra Thái Cực quyền hay là ông đã học với một người ngoài gia đình ông?

2/ Nhà văn Đường Hào (Tang Hao) (1897-1959) có đến Trần gia câu nghiên cứu và đã đưa ra thuyết là Trần Vương Đình sáng chế Thái Cực quyền đưa vào quyển Kỷ xảo tân thư (Jixiao Xingshu) của Đại tướng Thích Kế Quang (1528-1588). Quyển sách này, xuất bản vào năm 1562, mô tả bằng hình vẽ 32 thế quyền, rút tỉa từ 16 môn quyền thuật của cuối triều đại nhà Minh (1368-1644), và 29 trong 32 tên của những thế quyền này được tìm thấy trong 7 lộ xưa của môn Thái Cực quyền. Chẳng những tên giống mà có lúc thế lại giống nhau.

Theo chúng tôi, Đường Hào đã chứng minh rõ là môn Thái Cực quyền đã bị ảnh hưởng nhiều bởi môn võ của Thích Kế Quang nhưng ông không có chứng minh được môn Thái cực quyền truyền từ Thích Kế Quang... Trần Vương Đình chế môn Thái cực từ quyển sách Kỷ xảo tân thư hay là ông đã học môn võ đó từ một đệ tử đời thứ nhất hay thứ nhì của Thích Kế Quang?

Có một môn võ hiện đại, Thích Gia Quyền (Qijia Quan). Trong những thế đặc biệt của môn phái, chúng tôi có tìm thấy: Bằng (Peng) và Tề (ji)- hai thế quan trọng của Thái cực quyền, một điều cần chú ý là hai thế này không được ghi lại trong quyển Kỷ xảo tân thư.

Điều ấy có thể cho phép chúng ta nghĩ môn Thái Cực quyền không được sáng tác từ quyển Kỷ xảo tân thư mà lại được truyền từ Thích Kế Quang?

3/ Cách làng Trân Gia Câu khoảng 50 cây số, có một ngôi chùa Thiếu Lâm, được nhiều người biết đến nhờ tiểu thuyết và huyền thoại. Nếu so sánh những bài quyền xưa của Thiếu Lâm quyền và bài quyền của Thái Cực Quyền, chúng ta sẽ thấy nhiều sự trùng hợp, hơn ba mươi thế và một bài quyền (bài Pháo truỳ) mang trùng tên. Thời nay khá nhiều sách được xuất bản, nhưng thời xưa ta phải là học trò của môn phái mới biết được tên thế. Nhắc sự kiện này để giải thích là khi những thế của hai môn võ mà trùng tên thì chắc là hai môn này cùng một nguồn gốc!

Qua nghiên cứu, chúng tôi đã tìm thấy những tên sau đây trong những bài của Thái Cực quyền và Thiếu Lâm quyền: Bạch hạc lượng sí (Baihe Liang); Bài cước (Bai Jiao); Bạch xà thổ tín- Bai she Tu xin, Bạch viên hiến quả- Bai Yuan Xian Guo, Bạch vân cái đỉnh- Baiyun Gai Ding, Triều thiên- Chao Tian, Xung- Chong, Đả hổ- Da Hu, Đơn tiên- Dan Bian, Đương Đầu pháo- Dang Tou Pao, Nhị khởi cước-Er Qi Jiao, Phản thân- Fan Shen, Phục hổ- Fu Hu, Hải để lao nguyệt- Haidi Lao Yue, Hoài trung bảo nguyệt- Huai Zhong Bao Yue, Hoàng long tam giao thuỷ- Huang Long San Jiao Sui, Kim kê độc lập- Jin Ji Du Li, Khoá hổ- Kua Hu, Lan trửu- Lan Zhou, Liên hoàn pháo- Lian Huan Pao, Điểu long bải vĩ- Niaolong Bai Wei, Thất tinh- Qi Xing, Tước địa long- Que Di Long, Đồng tử bái Quan Âm- Tongzi Bai Guayin, Tảo đường thoái-Saotang Tui, Thập tự cước-Shi Zi Jiao, Thập tự thủ-Shi Zi Shou, Dương cung xạ hổ- WanGon She Hu; Vi Đà hiến can - Weituo Xian Gan; Tiên nhân chỉ lộ - Xeanren Zhi Lu ;Tà hành - Xie Xing; Truyền phong cước - Xuan Feng Jiao ; Yến tử chác - Yanzi Zhuo; Dã mã phân tung - Ye Ma Feng Zong; Ngoc nữ xuyên thoa- Yu Nu chuan Sua ,trảm thủ - Zhan Shou...

Như ta thấy , danh sách những thế trùng tên rất dài .Hơn nữa phần lý thuyết của hai môn phái có nhiều sự trùng hợp như: triền ty (Chansi) phát kình (Fajing) cương nhu tương tể,Tứ lạng bạt thiên cân...và phần nhiều những tên thế nêu trên đều nằm trong sách của Thích Kế Quang.

Chúng tôi có thể kết luận là Thiếu Lâm quyền và Thái Cực Quyền đều chịu cảnh hưởng môn quyền của Thích Kế Quang . Và vì núi Tung Sơn không xa làng Trần Gia Câu, chúng tôi cũng nghĩ là hai môn quyền thuật hoặc cùng một nguồn gốc hoặc đã ảnh hưởng đến nhau .

4/ Ba tên Kim Cang (jingang) , Vi Đà (Weituo) Quan Âm (Guanyin) trong những thế như : thứ hai của Thái cực quyền đệ nhất lộ ,thế thứ bốn bẩy của Thai cực thập tam can (Taiji Shishangan) không có trong sách của Thích Kế Quang.

Ba tên của hai vị Phật và một vị Thần này cho phép chúng tôi nghĩ là môn phái Cực quyền bắt nguồn từ Thiếu lâm quyền. Và môn Thiếu Lâm có gốc từ võ thuật của Thích kế Quang vì trong hơn phân nửa những bài của thiếu Lâm đều có ít nhất một thế của Thích Kế Quang.

Xin nhắc lại là chú Thiếu Lâm thưôừng mời các danh tài võ thuật đến chùa để chao đổi võ học.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét