Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Vĩnh Xuân Quyền - Truyền thuyết và Thực tại (Phần 1)

Nguồn gốc và phát triển:

Tại Quảng Đông và Hong Kong hiện đang lưu hành hai thuyết về nguồ gốc của môn phái Vịnh Xuân.

1/ Thuyết của Diệp Vấn và Lương Quang Mãn:

Diệp Vấn cho Vịnh Xuân Quyền bắt nguồn từ Ngũ Mai sư thái, một trong năm người tương truyền đã trốn thoát khỏi cuộc hoả thiêu chùa Thiếu Lâm vào thế kỷ 18. Bốn người kia là Phùng Đạo Đức, Chí Thiện Thiền Sư, Bạch Mi đạo nhân và Miêu Hiển.

Ngũ Mai sư thái sau khi nhìn cuộc ẩu đả giữa hạc và cáo đã sáng tác ra môn quyền mới rồi truyền lại cho Nghiêm Vịnh Xuân. Nghiêm lại dạy lại cho chồng mình là Lương Bác Trù. Sau đó Lương Bác Trù đặt tên môn quyền mới là Vịnh Xuân Quyền.

Đệ tử của Lương Bác Trù là y sĩ Lương Lan Quế. Y sĩ này lại truyền cho một diễn viên hát dạo là Hoàng Hoa Bảo. Khi đó Vịnh Xuân chỉ có quyền thuậtt và đao pháp là Bát Trảm Đao. Trong gánh hát có người lái thuyền tên là Lương Nhị Để giỏi môn Lục điểm bán côn. Hai người đã trao đổi côn, đao, quyền với nhau. Lương dựa theo lí thuyết của Vịnh Xuân sáng tác ra phương pháp "Li côn", (Niêm côn), tương tự như "Li thủ", (Niêm thủ).

Theo Lương Quang Mãn ở Quảng Đông, Nghiêm Vịnh Xuân không học với Ngũ Mai sư thái mà sau khi xem ẩu đả giữa bạch hạc và thanh xà mới sáng tác ra môn quyền mới này.Bà cùng chồng là Lương Bác Trù đến Quảng Đông truyền dạy Vịnh Xuân Quyền cho bốn người hát dạo là Hoàng Bảo Hoa, Lương Nhị Để, A Cầm (còn gọi là Đại Hoa Diện Cầm) và Tôn Phước.

Lương Nhị Để truyền dạy cho Lương Tán, một danh y ở Phật Sơn có biệt danh là "Vịnh Xuân Quyền Vương". Ông có bốn người học trò: hai người con trai Lương Xuân và Lương Bích; Mộc Nhân Hoa và Trần Hoa Thuận tự Hoa Tiền Hoa.

Trần Hoa Thuận có 14 người học trò: con trai Trần Nhử Miên, đệ tử Ngô Trọng Tố, Lôi Nhử Tể, Quách Bảo Toàn, Diệp Vấn, Diêu Tài,... Sau khi Trần Hoa Thuận mất Diệp Vấn tiếp tục học với Ngô Trọng Tố và sau đó có may mắn thọ giáo Lương Bích con tria Lương Tán...

2/ Thuyết của Bành Nam và Diệp Chuẩn:

Hiện nay ở Quảng Đông, Vịnh Xuân Quyền vẫn được truyền dạy. Theo Bành Nam (Pan Nan,1909- 1995)- truyền nhân đời thứ 2 của Lôi Nhử Tể và Trần Nhử Miêu- môn Vịnh Xuân Quyền bắt nguồn từ ni cô Nhất Trần. Bà có một đệ tử là Trương Ngũ tự là Than Thủ Ngũ, người Hồ Nam.

Theo Diệp Chuẩn (Yip Chun)- con của Diệp Vấn, quyển "Việt kịch sử nghiên cứu" của Khiếu Hà Quân ghi: "Trước triều Hoàng Đế Ung Chính, sự hát kịch ở Quảng Đông rất hạn chế. Trương Ngũ đem thuật hát kịch tới tỉnh Phật Sơn và tổ chức tại Hồng Hoa hội quán. Từ đó Việt kịch mới phát triển. Ông rất giỏi võ, thế "Than Thủ" của ông rất nổi tiếng trong giới võ lâm".

Diệp Chuẩn còn tìm thấy trong "Trung Quốc Hí khúc sử" quyển III trang 631 của Mảnh Dao xuất bản lần thứ nhất vào năm 1968 một đoạn như sau:"...Dưới triều Hoàng đế Ung Chính, Trương Ngũ không ở lại kinh thành được nên lẩn tránh sang Phật Sơn. Ông có biệt danh là Than Thủ Ngũ rất giỏi văn chương và võ thuật, tinh thông nhạc và thuật hát kịch. Đặc biệt ông giỏi môn võ của Thiếu Lâm tự. Tại đây ông truyền dạy võ thuật và hát kịch trong giới "Hồng Quyền đệ tử" và thành lập Hồng Hoa hội quán. Đến nay ông vẫn được tôn là Tổ môn kịch ở Quảng Đông".

Vì chuyện này xảy ra dưới thời Ung Chính, hơn 100 năm sự tích Nghiêm Vĩnh Xuân (dưới triều Đạo Quang 1821- 1850) nên Diệp Chuẩn cho thuyết này đáng tin hơn. Vả lại thế "Than Thủ" là một đặc kỹ của Vịnh Xuân Quyền, hoàn toàn không tìm thấy trong môn phái khác. Theo Diệp Chuẩn, bộ pháp "Nhị tự kiềm dương mã" thích hợp với sự di chuyển trên thuỳen bè của người hát dạo thường sống.

Theo Bành Nam, Vịnh Xuân Quyền truyền lại từ thời Than Thủ Ngũ, đầu thế kỷ 18 tới thời Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Để, Đại Hoa Diện Cẩm, những người trong giới "Hồng Quyền đệ tử".

3/ Những nơi phát triển Vịnh Xuân Quyền:

Hiện nay Vịnh Xuân đang bành trướng ở Quảng Đông Trung Quốc. Ở Quảng Châu có Bành Nam, Sầm Năng; Ở Phật Sơn có Lương Quang Mãn, Trần Ứng Tùng, Châu Kiện Cường; Tại Đức Thuận có Tôn Chi Bối, cháu ngoại của Trần Hoa Thuận; Tại Úc Môn có Lương Quyền,...Tất cả đều có nguồn gốc từ Trần Hoa Thuận.

Diệp Vấn (1898- 1972) là người đầu tiên phổ biến Vịnh Xuân ở Hương Cảng. Từ đó Vịnh Xuân bành chướng sang Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ,..

Vịnh Xuân vào Việt Nam sau năm 1945 do công của Nguyễn Tế Công, nhiều người Việt Nam cho rằng đây là sư huynh của Diệp Vấn. Theo Võ Lê, tại Sài Gòn có Huỳnh Bá Phước, Hoắc Phi Hùng, Phùng Điểm truyền dạy Vịnh Xuân.

Và cuối cùng chi phái của Diệp Vấn được lưu truyền vào thập niên 70 tại Sài Gòn trong một thời gian ngắn.

NGUỒN GỐC VỊNH XUÂN

Tổ sư của Vịnh Xuân, bà Nghiêm Vịnh Xuân (Yim Ving Tsun) , là người Quảng Đông, Trung Quốc. Khi còn trẻ, bà là người thông minh, nhanh nhẹn, quật cường và có khí phách nam nhi. Bà được hứa hôn với Lương Bác Trù (Leung Bok Chau), một người buôn muối ở Phúc Kiến. Sau đó một thời gian ngắn, mẹ bà qua đời. Cha bà, Nghiêm Nhị (Yim Yee), bị vu tội, chút nữa thì phải đi tù. Do vậy, gia đình phải ly hương, cuối cùng tới sinh sống tại chân núi Đại Lương, vùng biên giữa hai tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên. Đó là vào thời vua Khang Hy (1662-1722).

Thời đó, võ công của Thiếu Lâm Tự, ở Tung Sơn, Hồ Nam, đã rất cao, khiến triều đình Mãn Thanh lo sợ, nên đưa quân đến tấn công chùa, nhưng thất bại. Chan Man Wai, trạng nguyên năm đó, vì muốn làm vui lòng triều đình, đã lập mưu cùng các nhà sư Thiếu Lâm là Mã Ninh Nhi (Ma Ning Yee) với đồng bọn. Chúng đã phát hỏa đốt chùa khi quân lính tấn công bên ngoài. Thiếu Lâm Tự bị đốt trụi, các nhà sư phải tản mát. Các đại sư Ngũ Mai (Ng Mui), Chí Thiện (Chi Shin), Bạch My (Pak Mei), Phùng Đạo Đức (Fung To Tak), Miêu Hiển (Miu Hin) chạy thoát mỗi người một ngả.

Ngũ Mai ẩn thân tại đền Bạch Hạc, trên núi Đại Lưong. Tại đây, bà quen Nghiêm Nhị, và con gái ông, Nghiêm Vịnh Xuân, vì bà thường mua đậu phụ ở cửa hàng của ông.

Vịnh Xuân lúc đó là một cô gái trẻ, đẹp khiến một tên côn đồ địa phương chú ý. Hắn ép cô cưới hắn. Cô và cha cô rất lo lắng. Ngũ Mai biết chuyện đó và rất thương cô gái. Bà đồng ý dạy võ cho Vịnh Xuân để cô có thể tự bảo vệ. Lúc đó, cô có thể tự mình giải quyết tên côn đồ và cưới Lương Bác Trù, người chồng đã đính hôn của mình. Vịnh Xuân theo Ngũ Mai lên núi và bắt đầu học võ. Cô luyện võ cả đêm lẫn ngày cho đến khi thuần thục. Khi đó, cô đã thách đấu và đánh bại tên côn đồ nọ. Ngũ Mai quyết định lên đường chu du vòng quanh đất nước. Nhưng trước khi lên đường, bà đã bắt Vịnh Xuân thề giữ nghiêm các môn quy, phát triển võ thuật ngay cả sau khi cưới, và phải giúp nhân dân lật đổ nhà Thanh, khôi phục nhà Minh. Đó là về chuyện Ngũ Mai đã truyền môn Vịnh Xuân như thế nào.

Sau khi cưới, Vịnh Xuân dạy võ cho chồng là Lương Bác Trù. Ông ta lại truyền cho Lương Lan Quế (Leung Lan Kwai). Lương Lan Quế lại truyền cho Hoàng Hoa Bảo (Wong Wah Bo) là diễn viên của một gánh hát trên thuyền, tức Hồng Thuyền. Hoàng Hoa Bảo ở cùng với Lương Nhị Đệ (Leung Yee Tei) tại Hồng Thuyền. Tình cờ, đại sư Chí Thiện, khi trốn khỏi Thiếu Lâm đã giả dạng làm đầu bếp trên Hồng Thuyền. Chí Thiện dạy Lục Điểm Bán Côn cho Lương Nhị Đệ. Hoàng và Lương thân nhau nên nói chuyện về võ thuật với nhau. Họ cùng nhau xem xét, trao đổi và hòan thiện võ thuật. Từ đó, Lục Điểm Bán Côn được nhập vào Vịnh Xuân.

Lương Nhị Đệ truyền cho Lương Tán, một danh y tại Phật Sơn. Lương Tán đã ngộ được những bí quyết của Vịnh Xuân và đạt được tuyệt đỉnh võ học. Nhiều võ sư đến thách đấu với ông nhưng đều thua. Lương Tán trở nên rất nổi tiếng. Sau này, ông truyền cho Trần Hoa Thuận (Chan Wah Shan), ông đã thu nhận tôi làm môn sinh cách đây nhiều thập kỷ. Tôi đã luyện võ cùng các huynh đệ như Ngô Tiểu Lỗ (Ng Siu Lo), Ngô Trọng Tố (Ng Chung So), Trần Nhữ Miên (Chan Yu Min) và Lôi Nhữ Tế (Lui Yu Jai). Vịnh Xuân đã được truyền đến chúng ta như vậy, và chúng ta vĩnh viễn biết ơn các Tổ sư và Sư phụ. Chúng ta sẽ luôn nhớ và tôn trọng nguồn gốc của chúng ta, tình cảm chung đó luôn đoàn kết môn phái chúng ta. Chính vì vậy, tại sao tôi lại tổ chức “Vịnh Xuân Đồng Môn” (Chú thích: Tổ chức này không được thành lập, thay vào đó, Liên đoàn Vịnh Xuân Hồng Kông được thành lập) mà tôi hy vọng các anh em đồng môn ủng hộ. Điều này rất quan trọng để thúc đẩy môn phái./.

Vịnh Xuân Quyền, truyền thuyết và thực tại (Phần 2)

Chương Trình và đặc điểm:

1/ Chương trình: Tại Trung Quốc và Hương Cảng, quyền thuật bao gồm ba bài quyền: Tiểu Niệm Đầu,Tầm Kiều, Tiêu Chỉ và một bài Mộc nhân thung. Ở Quảng Đông, bài Tiêu chỉ được dạy trước bài Tầm Kiều. Hai bài binh khí là bài Bát trảm đao và Lục điểm bán côn.

Tại Việt Nam, Nguyễn Tế Công để lại hai chi nhánh:

Theo Hồ Nam Long, tại thành phố Hồ Chí Minh thì chi nhánh của Nguyễn Hải tự Hồ Hai Long (1917 - 1988) truyền dạy ba bài quyền: Tiểu Niệm Đầu, Ngũ Hình Quyền và Hạc Hình Hư Bộ cùng một bài Mộc nhân thung, hai bài Bát trảm đao và Lục điểm bán côn.

Cũng theo Hồ Nam Long, tại Hà nội có chi nhánh của Ngô Sĩ Quí. Theo Hồ Tường và Ty Saem (đã có dịp thăm viến Vịnh Xuân Quyền tại Hà nội), chương trình bao gồm Thủ đầu quyền, Khí công quyền, Ngũ hình quyền tổng hợp, Long quyền, X à quyền, Hổ quyền, Báo quyền, Hạc quyền, Nhất linh bát (hay Một tám linh) và một bài Mộc nhân thung. Trong binh khí có hai bài là Bát trảm đao và Lục điểm bán công.

Tuy nhiên chỉ bài Tiểu Niệm Đầu ở Việt Nam là giống với bài Tiểu Niệm Đầu của chi phái Trung quốc và Hương Cảng. Đặc điểm của bài này là không chuyển bộ, suốt cả bài chỉ đứng thế "Nhị tự kiềm dương mã", thân thể hơi nghiêng về sau. Như tên cho thấy bài chứa đựng những thế căn bản quan trong của môn như Than thủ, Bàng thủ, Hộ thủ, Phục thủ,...Toàn bài đánh hai tay nới giản, không dùng lực, đòn thế xuất phát trên "trung tâm tuyến".

Bài Tầm Kiều lại chú trọng luyện chuyển bộ theo bộ pháp đặc biệt của môn phái. Lúc tiến theo thế "Đạp bộ", lúc địch tấn công chuyển thế "chuyển mã" dời trung tâm tuyến dẫn đòn đối thủ vào khoảng không. Đây là lý thuyết "dùng bộ pháp tìm tay (tầm kiều) đối thủ...."

Bài Tiêu Chỉ áp dụng nguyên lý "Dĩ công vi thủ" và "Dĩ đả vi tiêu"... Bài còn dẫn nhập nguyên lý "dùng eo phát lực" và "lực quán chỉ". Bài có tên "Tiêu chỉ" là vì dùng nhiều tiêu chỉ thủ (xỉa bằng đầu ngón tay).

Li thủ và Li cước:

Phương pháp Li thủ (tay dính nhau) phát triển phản xạ đôi tay. Môn sinh nhập nội tìm sơ hở đối thủ lập tức tấn công. Chủ đích đạt được trình độ hai tay đỡ không cần suy nghĩ. Tại Việt Nam phương pháp có tên là "Niêm Thủ". Li thủ bao gồm Li đơn thủ và li song thủ.

Trong phương pháp Li cước, hai người tập đứng trên một chân, dùng chân kia chạm nhau, tạo sơ hở bằng những đòn móc chân (Khấu thoái) để rồi tấn công bằng những thế đá của môn.

Mộc nhân thung: Thủ công phản biến thể hiện rõ trong bài này. Kết cấu của mộc nhân buộc người tập phải biết dùng lực mới làm rung chuyển thân của mộc nhân. Chi phái Trung quốc có hơn 160 động tác. Toàn chi phái Hương Cảng có 140 thế, sau này Diệp Vấn giảm lại còn 116 thế. Bài còn phát triển nguyên tắc "Tam giác".

Lục điểm bán côn: Cây côn sử dụng trng môn là trường côn dài ít nhất hai thước rưỡi. Bộ pháp thường dùng là Tứ bình mã và Tý ngọ mã là những bộ pháp thực dụng trong những môn phái ở Quảng Đông khác hẳn với những thế tấn đặc biệt của quyền thuật Vịnh Xuân. Côn pháp tuy giới hạn về thế căn bản nhưng lại được hỗ trợ bởi nguyên tắc "Tùy địch chi biến nhi biến", "Dĩ vô chiêu thắng hữu chiêu" và "Li côn" .

Bát trảm đao sử dụng Hồ điệp đao (Song tô). Bài chia làm tám đoạn, mỗi đoạn phân tách một thế đao chính. Cũng như côn pháp, đao pháp áp dụng nguyên tắc kiềm chế hay đánh rơi binh khí địch để nhập nội an toàn kết thúc trận đấu. Diệp Vấn chỉ truyền dạy bài nay cho bốn đệ tử nên hiện nay khó phân biệt bài nào đươcj truyền lại từ ông.

Ngoài các bài trên Vịnh Xuân còn có các phương pháp luyện bổ trợ như Đá tam tinh thung, đánh bao cát,...

Lịch sử Vịnh Xuân hỗn hợp nhiều truyền thuyết từ nhiều nguồn gốc khác nhau nên cần xem xét lại trong một khuôn khổ khác. Chi phái Diệp Vấn phổ biến hơn các chi phái khác. Là một môn phái chuyên cận chiến nên Vịnh Xuân đã phát triển tới mức độ cao phương pháp "Niêm thủ thính kình" và "Mượn lực địch để phản công".

Nguồn gốc của Việt võ đạo- Vovinam

Cố Võ sư Nguyễn Lộc, người đã nghiên cứu, phân tích kỹ đặc điểm kỹ thuật của từng môn võ và vật cổ truyền Việt Nam để sáng tạo ra Môn võ có tên gọi là Võ Việt Nam- Việt Võ Đạo. Để người nước ngoài dễ nhớ, dễ học và phá triển môn võ này, tên gọi Võ Việt Nam đã được rút ngắn lại là Vovinam.

Cố võ sư Nguyễn Lộc sinh ngày 8 tháng 5 năm 1912 tại Thạch Thất tỉnh Sơn Tây. Lớp võ đầu tiên được khai giảng tại trường Sư phạm Hà nội năm 1940. Sự phát triển nhanh chóng của Vovinam ban đầu đã làm cho Chính phủ Pháp lúc đó e ngại và buộc phải đóng cửa các võ đường. Tuy nhiên Vovinam vẫn tiếp tục được truyền bá một cách bí mật cho tới 1945.

Vovinam là một hệ thống võ thuật được Võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo từ những tinh hoa võ học của các môn võ khác. Những kỹ thuật độc đáo này được tích luỹ và phát triển phù hợp với dáng vóc, thể lực nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và dũng cảmcủa người Việt nam. Cùng với truyền thống võ học lâu đời của người Việt nam cũng như tinh thần chiến đấu gan dạ, mưu chí và sáng tạo, võ sư Nguyễn Lộc đã mạnh bạo, tự tin vạch ra con đường riêng cho Vovinam.

Sau sự ra đi của võ sư trưởng môn phái Nguyễn Lộc vào ngày 4 tháng 4 năm 1960, quyền lãnh đạo Vovinam được giao lại cho võ sư Lê Sáng, trưởng môn đời thứ hai, tiếp đến là võ sư Trần Huy Phong.

Cùng với bước thăng trầm của đất nước, Vovinam vẫn âm thầm phát triển và mở rộng. Sau ngày giải phóng năm 1975, các võ sư, HLV và nhiều môn sinh của Vovinam đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Mỹ, Úc,.. Tâm huyết với truyền thống võ học Việt nam nói chung và với bản thân hoài bão của bao thế hệ các võ sư trong môn phái nói riêng, Vovinam lại tiếp tục được truyền bá rộng rãi.

Đến năm 1996, các Võ sư Vovinam ở khắp nơi trên thế giới đã họp mặt tại Paris, Pháp để thành lập Liên Đoàn Vovinam quốc tế. Vovinam đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển chung của Võ học truyền thống Việt nam và thực sự là một niềm tự hào của Việt nam trên võ đài quốc tế.

Việt võ đạo của một cựu nữ tù

Nữ võ sinh trong chuồng cọp

Thiều Thị Tân sinh ra trong một gia đình khá giả ở quận 5, Sài Gòn. Say mê võ thuật từ nhỏ, năm 11 tuổi bà bắt đầu tập Judo và ngồi thiền mỗi ngày với Thượng tọa Thích Tâm Giác. Rồi một lần đến võ đường Vovinam (Việt võ đạo) tại quận 10, chứng kiến những đòn thế đẹp mắt, lại đọc được 10 điều tâm niệm của môn võ này, bà lập tức xin học ngay. Bà được các võ sư Lê Sáng, Trân Huy Phong trực tiếp truyền dạy.

Năm 13 tuổi, Thiều Thị Tân giác ngộ cách mạng. Sau đó bà làm việc tại Ban Binh vận Trung Ương Cục miền nam. Năm 1968 bà là đội phó Đội Võ trang tuyên truyền F105, nhận nhiệm vụ vận chuyển chất nổ, kíp nổ từ Trảng Bàng (Tây Ninh) để chuẩn bị tấn công các vị trí trọng điểm của địch mà tổ chức đã vạch ra.

Chuẩn bị cho trận đánh, Tân cùng chị Thiều Thị Tạo móc nối và thuyết phục một nữ cảnh sá, để mang vũ khí vào Tổng nha cảnh sát. Thế nhưng do tham căn nhà ở mặt tiền quận 5 của gia đình chị Tân – theo như treo giải của Chính quyền Sài Gòn lúc đó nếu tố giác Việt Cộng thì sẽ được thưởng chính căn nhà của người Việt Cộng đang sinh sống – nữ cảnh sát này đã tố cáo Tân và người chị.

Cả 2 bị bắt, địch lục soát khắp nhà và phát hiện một số chất nổ và phương tiện tuyên truyền. Tân ra tòa và bị xử 1 năm án treo. Lẽ ra Tân đã về để tiếp tục theo học nhưng vào đêm 22/6/1968, một cuộc đấu tranh dữ dội do cô và các nữ tù tổ chức trong nhà giam đã dẫn tới một cái án khác: Tù nhân nguy hiểm. Năm 1969 cô bị đày ra Côn Đảo cùng người chị của mình lúc mới tròn 16 tuổi, nữ tù trẻ nhất lúc bấy giờ.

Với tinh thần thép của một võ sĩ được tập luyện, trui rèn từ nhỏ, Tân đã cố gắng vượt qua những đòn tra tấn tàn bạo của bọn cai ngục. Năm 1970, một đoàn thanh tra quốc tế đến thăm Côn Đảo để điều tra về cái gọi là chuồng cọp trong hệ thống nhà tù miền nam Việt Nam.

Từ trong phòng giam, Tân sử dụng tiếng Anh và tiếng Pháp để tố cáo, vạch trần sự phi nhân của chuồng cọp Côn Đảo. Những thông tin này sau đó được báo chí Mỹ tung ra dẫn tới việc chuồng cọp bị phá bỏ để phi tang.

Năm 1971, một số nữ tù trong đó có Tân và Tạo được chuyển về nhà lao Tân Hiệp, Biên Hòa. Ở nhà tù này có một cai ngục rất tàn ác, thường xuyên đánh đập dã man tù nhân. Các nữ tù bàn kế tiêu diệt hắn. Một ngày Tân và các bạn được ra ngoài phơi nắng, khi đi ngang tên cai ngục, bằng một đòn
Vovinam, Tân đã hạ gục tên cai ngục, các bạn tù cũng ùa vào giúp sức. Sau đó Tân đã phải chịu những ngày biệt giam tăm tối.

Năm 1972, Tân bị đưa trở lại Côn Đảo, lần này ở phòng giam bên ngoài. Cô cùng các bạn tù như Mười Mai, Trần Thị Bé trao đổi kinh nghiệm võ thuật. Rồi cùng Phan Thị Đời (đặc công) dạy võ cho các nữ tù khác tại phòng 7, trại 2 nhà tù Côn Đảo sau khi bọn cai tù nhượng bộ một thời gian.

Năm 1974, Tân được trao trả tự do theo tinh thần hiệp định Paris. Ra tù cô phải mất rất nhiều năm vất vả điều trị những chứng bệnh do di chứng của những cuộc tra tấn tàn bạo trong tù.

Mối duyên kỳ lạ của “bà Năm Vovinam”

Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, Bà Tân trở lại giảng đường. Ngày tốt nghiệp Đại học Tổng hợp TP.HCM, bà chỉ cân vỏn vẹn 28 kg! Sợ không đủ cân thì không được phát bằng tốt nghiệp, bà đã lén bỏ quả cân 3kg trong túi áo để khi khám sức khỏe đạt tiêu chuẩn nhận bằng.

Năm 1983, Bà Tân được giới thiệu về dạy môn Triết ở trường Trung học Y tế TP.HCM. Được 3 năm do sức khỏe không đảm bảo Tân xin nghỉ dạy và về tiếp tục tập tại võ đường ở quận 10.

Năm 1992, bà Tân mở quán bán thức ăn trong khuôn viên Viện trao đổi văn hóa với Pháp tại quận 1. Một ngày nọ khi bà đang soạn lại những tấm ảnh cũ có một ông khách tây chỉ vào một tấm ảnh và nói: “Bà có thể giúp tôi tìm cô gái trong tấm hình này được không?”

Người con gái trong ảnh chính là Thiều Thị Tân hồi còn trẻ. Hỏi ra mới biết, hình ảnh nữ tù nhân gan dạ ngày xưa từng xuất hiện trên nhiều tờ báo nước ngoài đã làm rung động chàng thanh niên người Pháp tên Marcel Beynaud – người tham gia đấu tranh trong phong trào công nhân đường sắt ở Pháp phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

Định mệnh sui khiến thế nào mà trong một lần sang Việt Nam du lịch, ông đã gặp lại người mà ông đã ngưỡng mộ từ lâu. Vậy là họ đã cưới nhau trong một chữ “duyên” kỳ lạ trong cuộc đời!

Hiện nay 2 vợ chồng bà Tân mở một cửa hàng nhỏ bán thức ăn Pháp tại Campuchia. Bà đi về thường xuyên Việt Nam – Campuchia vì ngoài việc còn phải phụ giúp ông, bà còn phải lo cho các võ sinh nhỏ tuổi ở quận 12.

Có tới thăm CLB Vovinam do bà khởi xướng mới thấy hết tình cảm mà bà dành cho Vovinam và những đứa trẻ vùng ven. Cứ chốc chốc chúng tôi lại nghe thấy các võ sinh nhí nhõng nhẽo: “Bà Năm ơi con đói bụng”, “Bà Năm ơi con khát nước”. Cái tên “Bà Năm Vovinam” từ lâu đã trở thành hết đỗi thân thương với những đứa trẻ trong vùng.

“Tuổi thơ tôi là chiến tranh và tù đày. Hồi xưa tôi học võ chỉ để góp công đấu tranh cho sự nghiệp hòa bình. Giờ đây tôi muốn dùng ý chí và tinh thần võ Việt để khơi gợi những ước mơ, khát vọng của lớp trẻ, để chúng có thể làm được những điều mà thế hệ tôi chưa làm được....”, Bà Tân tâm sự.

Trong khuôn viên CLB Vovinam ở vùng ven chiều cuối năm, chúng tôi thấy trong mắt bà Thiều Thị Tân sáng lên niềm tin tưởng!

ÐẠI NÉT VỀ MỘT SỐ CÔNG PHU TẬP LUYỆN VOVINAM

Tìm hiểu về một số công phu tập luyện của môn phái, có lẽ là cảm nghĩ thông thường và cần thiết nơi mỗi một huynh đệ trong những ngày đầu nhập môn và sau đó. Phần dẫn giải một cách tường tận đầy đủ và thông suốt về những cách thức tập luyện trên, thường thì ngay chính những môn sinh ở trình độ trung đẳng cũng ít khi có duyên may được thấu đáo.
Vì vậy mà những giải thích thô thiển của tôi ở nơi đây cũng chỉ là một đáp ứng phần nào cho phần kiến thức của quý bạn ở trình độ sơ đẳng mà thôi, và rất mong quý thầy có dịp giảng dạy thêm cho chúng ta.

II. CÁC CÔNG PHU TẬP LUYỆN:

Bàn về các công phu tập luyện trong phạm vi võ thuật và võ đạo của môn phái, ta thấy ít nhất là có khoảng bảy cách thực tập rèn luyện tinh thần và thể chất, đại loại như sau: nội công, ngoại công, thần công, khí công, ngạch công, nhuyển công, tâm công ..v.v...

NỘI CÔNG: Nội công là công phu tập luyện dùng Ý - KHÍ chuyển thành sức mạnh tiềm ẩn bên trong. Nhờ đó người tập có thể vận dụng và điều khiển nôi lực để chống đỡ sức mạnh từ bên ngoài đánh vào, bảo toàn được sự lành mạnh cho cơ thể. Sức chịu đựng bền bỉ cũng là một hình thức biểu hiện của nội công.

NGOẠI CÔNG: Ngoại công là công phu tập luyện về gân cốt và bắp thịt được gân guốc dắn chắc. Thân thể đanh thép, dắn chắc, nở nang chính là biểu hiện của ngoại công.

THẦN CÔNG: Thần công là sức mạnh vô biên do công phu tập luyện cao độ có được trong một con người. Sức mạnh tiềm tàng vô biên đó không phải chỉ có sức và Khí lực không thôi, mà còn bao gồm cả sức mạnh vể TƯ TƯỞNG - Ý CHÍ. Trong tư tưởng và ý chí có điện lực cực mạnh phát sinh từ nội tạng và thần nhãn (đôi mắt) tỏa ra để khiếp phục ngoại nhân,
ngoại giới. Chính vì thế nếu người tập thiếu chuyên nhất, hoặc giả có nhiều chuyện ưu sầu rối loạn thì khí tận thân tàn, bị giảm sút tinh anh và hao mòn cơ thể. Ðạt đến mức cao là tâm cơ linh mẫn, ý lực vô biên, ung dung tự tại. Võ gia mà tập luyện - đến mức độ gặp khó không sờn, gặp nguy không núng, thương hàn cảm mạo ít khi xâm nhập được, bi thương của cuộc đời không nhận chìm được, nghịch cảnh gian lao không làm cho mõi gối chồn
chân, ấy cũng chính là những biểu hiện của thần công đã đến một mức độ khá cao.

KHÍ CÔNG: Khí công là công phu tập luyện về hơi thở để điều hòa kinh mạch và khí huyết trong những trường hợp bị nội thương, mệt mỏi hay tâm thần bất an hoặc ngay chính trong trạng thái bình thường. Có thể nói khí công là một phương pháp luyện tập thần công hiển hiện nhất. Ðạt đến mức cao độ của khí công thì thần sắc luôn luôn điềm tỉnh, vui buồn lo lắng, yêu ghét ít khi tỏ lộ ra bên ngoài.

NGẠNH CÔNG: Ngạnh công là công phu luyện tập thuần cương, dùng khí và lực vận vào gân xương bắp thịt để chống chọi lại sức mạnh từ ngoại giới. GỒNG chính là một hình thức của ngạnh công.

NHUYỄN CÔNG: Nhuyễn công là công phu tập luyện thuần nhu, ẻo lã dẻo dai, nhuần nhuyễn. Thân - thủ - Bộ pháp và Ý lực - Khí lực hoà hợp thành một. Ðạt đến cao độ thì người tập có sức chịu đựng ghê gớm. XIỆC chính là hậu thân cũa võ thuật và là một hình thái của nhuyễn công.

TÂM CÔNG: Tâm công vừa chính là một công phu hàm dưỡng lại cũng chính là một chiến pháp cực kỳ cao diệu của VÕ GIA - BINH PHÁP GIA - CHIẾN LƯỢC GIA v.v... trong trường xử thế hay trên trường chiến đấu. Bởi vì môn phái chúng ta là một môn phái võ đạo có quan điểm HÀNH ÐẠO đứng đắn, đó là CẢI THIỆN NHÂN SINH - PHỤC VỤ CON NGƯỜI. Vì thế ngoài 6 công phu tập luyện kể trên, chúng ta cũng cần phải học cả cách xử thế, đối nhân - đối việc của tập thể, chớ không phải chỉ biết có học võ không mà thôi.

Phép xử thế then chốt của môn phái chúng ta được cô đúc trong đạo Sống Việt Võ Ðạo đó là: SỐNG - ÐỂ CHO NGƯỜI KHÁC SỐNG - SỐNG CHO NGƯỜI KHÁC. Ðây chính là Bí Pháp TÂM CÔNG mà chúng ta cần phải nghiền ngẫm suốt cuộc đời.


III. KẾT LUẬN:

Trên đây chỉ là một sự hiểu biết hết sức hạn chế của tôi về các công phu tập luyện của môn phái chúng ta. Trộm nghĩ rừng võ học mênh mông, cho dù chúng ta có tập trung cả đời cho việc rèn tập công phu thì cũng chỉ đạt mức cao nào đó mà thôi, vì nghệ thuật thì bao la vô cùng tận, cái mà chúng ta cần đạt tới và có thể đạt được là cái HỒN của võ chứ không phải và không cần cái XÁC của võ. Cái HỒN của võ chính là chí khí và niềm trung trinh tiết tháo của một con người, nhất là đã từng biết đặt tay lên tim.

Hay nói một cách khác, trong buổi Môn suy này, chúng ta không thể say sưa cho việc huấn võ, hoặc học võ mà quên đi cội nguồn cùng cảnh ngộ của sư môn. Có say sưa cho những công việc ấy để rồi sau đó chúng ta sẽ thu nhận được gì nếu không là cách sống của một kẽ võ phu, kiêu ngạo và trái tim của một kẻ vong bản! Ân ích và hữu dụng chi chăng ?!

Ðó chính là TINH THẦN VÕ ÐẠO mà chúng ta cần lãnh hội và đạt tới hầu đủ định lực hàm dưỡng chí khí, khổ công luyện tập, tiến bước trên hành trình Tổ Quốc - Sư Môn. Chính vì vậy, theo tôi, Tâm Công là một công phu cao nhất và khó tập nhất mà chúng ta phải cần năng nghiền ngẫm cho chí suốt cuộc đời võ đạo của mình.



Bắt nguồn từ mục đích thứ ba trong ba mục đích huấn đạo của môn phái là huấn luyện môn sinh trên ba phương diện: VÕ LỰC - VÕ THUẬT - TINH THẦN VÕ ÐẠO. Võ lực là sức mạnh, sức bền, võ thuật là kỹ thuật dùng sức mạnh, sức bền ấy để ứng chiến với người và vật. còn tinh thần võ đạo là ý hướng dùng sức mạnh, sức bền ấy sao cho đúng đắn, hữu ích cho bản thân, gia đình cùng nhân quần xã hội. Ðặc biệt là nêu cao được chính khí của một kẻ sĩ giữa dòng đời phức tạp.

Ðể thực hiện ba chỉ tiêu vừa nêu, tất nhiên môn phái bắt buộc phải có đường lối, chủ trương minh bạch và một chương trình huấn luyện rõ rệt với những phương cách tập luyện hữu hiệu đủ để phát huy cả ba mặt TÂM - TRÍ - THỂ cho người môn sinh. Sau đây chúng ta
thử tìm hiểu về một số công phu tập luyện của môn phái.

Về Chữ “TỨ TRỤ” Trong Vovinam


Đ
ầu thập niên 1970, trong khi nhiều võ sư, huấn luyện viên tài giỏi đều đã nhận trách nhiệm mở lớp, dựng võ đạo trường ở các nơi, thì tại văn phòng Chưởng Môn ở Sài Gòn, có bốn võ sư xuất sắc, về võ thuật lẫn võ đạo và trí tuệ, đang theo Chưởng Môn học tập. Anh chị em môn sinh Vovinam thời đó gọi họ là “TỨ TRỤ”.

"Võ sư Nguyễn Văn Tuấn"


Chữ “Tứ Trụ” nầy thật ra chỉ là một biệt danh, huấn luyện viên và môn sinh ưu ái đặt cho bốn người mà họ khâm phục; biệt danh nầy người ta truyền miệng nhau, nói chơi với nhau để tỏ lòng hâm mộ chứ trong môn phái không hề có việc đặt ra tước hiệu nầy nọ như vậy.

Bốn người võ sư nầy năm đó là sinh viên, có người vừa tốt nghiệp đại học. Chưởng Môn Lê Sáng gọi họ về dạy thêm, có lẽ ý ông muốn chuẩn bị thêm bản lãnh cho họ, trước khi đưa họ đi làm Quản Nhiệm Việt Võ Đạo địa phương. Bốn vị nầy là:

LƯU THĂNG
NGUYỄN TÔN KHOA
VÕ VĂN TUẤN
ĐỖ CHÁNH TÂM

Bốn vị “tứ trụ’ nầy xứng danh tài trí vẹn toàn. Ngoài khả năng xuất chúng về võ học, họ còn là những người trí thức, đạo đức; rất xứng đáng để trở thành rường cột của môn phái, của đất nước. Cùng với những người tài trí và đạo đức khác trong Vovinam, bốn vị hiền tài nầy đã là tấm gương sáng cho hàng triệu môn đồ thời đó.


Thời gian về sau nầy có người lấy chữ “tứ trụ” gán cho các ông Lê Công Danh, Nguyễn Văn Thông, Trần Văn Trung, và Trần Văn Bé ở võ đường Hoa Lư, Sài Gòn. Đây là một gán ghép gượng gạo, thiếu khôn ngoan.

Bốn tay nầy ( Danh, Thông, Trung, Bé ) không được chân chính cho lắm. Như hầu hết tay chân bộ hạ của
ông Trần Huy Phong, bốn tay vai u thịt bắp nầy rượu chè be bét, đầu óc thấp kém, tâm tình ích kỷ nhỏ nhoi. Đã không có học vấn và đạo đức đủ để làm cột trụ cho chính gia đình của họ, nói gì đến việc làm “trụ”, làm rường cột cho một tập thể như Vovinam.



Tay Thép Phá Tam Giang
Nguyễn Phước Vĩnh