Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

GIỚI THIỆU BỘ MÔN AIKIBUDO

heo truyền thống, môn võ được truyền lại cho người con là YOSHIKIYO TAKEDA, rồi tiếp tục cho đến hậu duệ KUNITSUGU TAKEDA (1575) thì được đổi tên thành TADOME AIZU.

Đến năm 1898, Võ Sư SOGAKU TAKEDA đổi tên lại là AIKI BUDO và truyền dạy môn võ môn cách rộng rãi.

Năm 1929, môn võ đã được Võ Sư MINORU MOCHIZUKI, Chưởng môn Trường phái YOSEIKAN dạy dưới tên AIKIDO JIU JITSU tại trung tâm YOSEIKAN (số 846-4 MUKAISHI KIJI, SHIZUOKA) cùng với các bộ môn JUDO, KARATE, KENDO, KOBUDO, IAIDO, gọi chung là YOSEIKAN BUDO.

Đầu thập niên 1960-1970, Võ Sư KAZUO ISHIKAWA, đại diện YOSEIKAN, sang Việt Nam làm Cố vấn cho Tổng Cục Nhu Đạo Việt Nam thời đó tại Sài Gòn, đã đào tạo một số môn sinh và giới thiệu tiếp tục sang học tại trung tâm YOSEIKAN.

Năm 1968, Võ Sư Lê Vân Nhi được đề nghị đại diện YOSEIKAN thành lập Võ đường tại số 55 Hồng Thập Tự, Quận 3, Sài Gòn (hiện nay là Quận I, Tp Hồ Chí Minh) và dạy môn võ dưới tên được Việt hóa là HIỆP KHÍ VÕ ĐẠO (AIKIBUDO).

Năm 1971, Bộ môn được ỦY HỘI THẾ VẬN QUỐC GIA VIỆT NAM công nhận được chính thức truyền dạy cùng với các môn võ Nhật khác.

Năm 1973, Võ Sư MINORU MOCHIZUKI, Chưởng môn YOSEIKAN đến thăm Võ đường tại Sài Gòn (lúc này có khoảng 400 võ sinh và 60 Huyền đai) và đã cho phép Võ Sư Lê Vân Nhi lập Tổng hội riêng.

Trong thời kỳ chuẩn bị, thì xảy ra thời cuộc chiến tranh năm 1975, Võ Sư Lê Vân Nhi và một số đông Huyền đai sang định cư ở nước ngoài. Trong thời gian định cư tại Pháp, Võ Sư Lê Vân Nhi đã lập HỘI HIỆP KHÍ VÕ ĐẠO QUỐC TẾ (ASSOCIATION INTERNATIONAL DE HIEP KHI VO DAO) trụ sở đặt tai 118 Rue Des Carrieres 95410, GROSLAY, FRANCE.

Năm 1992, Võ Sư Lê Vân Nhi có dịp trở về Việt Nam, được sự chấp thuận của cấp lãnh đạo Trung Tâm Thể Dục Thể Thao Quận I, 143 Nguyễn Du, tiếp tục phát triển bộ môn tại đây, và chính thức chỉ định hai Võ Sư Nguyễn Thị Kim Thoa và Lê Kiến Quốc lãnh trách nhiệm điều hành. Sau này, Võ Sư Nguyễn Thị Kim Thoa vì bận việc gia đình không thể tiếp tục được, nên Võ Sư Lê Kiến Quốc lãnh phần đảm trách phát triển Bộ môn, hiện nay đã đào tạo được khoảng 30 Huyền đai. Riêng tại Đà Lạt, cũng có một Võ đường dạy Bộ môn do Võ Sư Phan Văn Ngọ phụ trách, có được khoảng 10 Huyền đai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét