Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

“Quyền Phổ” và nguồn gốc của Thái Cực quyền

Cũng giống như bao phái võ khác, nguồn gốc của Thái Cực Quyền NộI gia Trung Hoa còn ẩn chứa rất nhiều tranh cãi. Cùng với “Quyền Phổ”, một cuốn võ thư được coi là nền tảng tinh hoa của Thái Cực Quyền, mỗi hệ phái Thái Cực đều có những lý luận, căn cứ riêng của mình để chứng minh nguồn gốc Phái võ. Chúng tôi xin nêu ra một số quan diểm khác nhau để mọi người cùng tham khảo và thảo luận.

1.TƯỞNG PHÁT VÀ THÁI CỰC QUYỀN

Tưởng Phát (Jiang Fa) (1574-?) người tỉnh Sơn Tây, là một vị tướng đã tham gia vào cuộc nổi dậy chống lại nhà Minh. Theo những quyền sư thuộc Dương gia Thái Cực quyền, Tưởng Phát là thầy của Trần Vương Đình (1600-1680), nhìn theo khía cạnh tuổi tác, chuyện này hợp lý vì Tưởng Phát lớn hơn Trần Vương Đình quá 25 tuổi. Vậy Tưởng Phát là người truyền dạy môn Thái cực cho gia đình họ Trần?

Nhưng theo tấm bia hiện còn giữa tại làng Trần Gia Câu, ta có thể thấy Trần Vương Đình ngồi còn Tưởng Phát đứng sau lưng và tay mang đao, điều này chứng tỏ Tưởng Phát là học trò của Trần Vương Đình. Nhưng có người nhận xét là trên tấm bia Trần Vương Đình lại lớn tuổi hơn Tưởng Phát.Theo học giả khác, Tưởng Phát làm hộ vệ cho Trần Vương Đình sau khi bị nhà Minh đánh bại.

2.VƯƠNG TÔNG NHẠC VÀ THÁI CỰC QUYỀN

Theo Trần Vy Minh (Chen Wei Ming) (1881-1958), học trò của Dương Trừng Phủ (Yang Chengfu) (Dương Trừng Phủ là cháu nội của Dương Lộ Thiền), gia đình họ Trần đã học Thái Cực quyền với Vương Tông Nhạc (Wang Zong Yue), người tỉnh Sơn Tây. Sự kiện này xảy ra vào thế kỷ 18. Trần Vy Minh đưa thuyết này dựa vào cuốn "Quyền phổ" mà người ta gán cho Vương Tông Nhạc viết và được Võ Vũ Tương khám phá ra vào năm 1852.

Có học giả khác quả quyết Tưởng Phát là đệ tử của Vương Tông Nhạc. Nhưng Vương sống vào thế kỷ thứ 18 và Tưởng sống vào thế kỷ 16 và 17. Nên chúng tôi không bàn thêm về giả thuyết này.

Chúng tôi xin trở lại cuốn "Quyền Phổ". Thật sự bản chép tay này có phải do Vương Tông Nhạc viết tay không? Trong bản này có những bài luận như: Thái cực quyền luận, Thập tam thế, Thập tam thế hành công ca, Đả thủ yếu ngôn, Đả thủ ca...Chúng tôi xin tra xét tất cả những giả thuyết.

Giả thuyết thứ nhất: "Quyền phổ" do Vương Tông Nhạc viết và ông cũng chính là thầy của gia đình họ Trần.

Trước hết, sự biến đổi của Thái cực quyền xảy ra vào thế hệ của Trần Trường Hưng (1771-1853), Trần Hữu Bản và Trần Hữu Hằng, sau khoảng thời kỳ mà giả thuyết cho là Vương Tông Nhạc tới làng Trần Gia Câu. Nhưng khi bàn về sự liên hệ của Thái Cực Quyền với Thiếu Lâm quyền và môn võ của Thích Kế Quang, và sự liên hệ này có từ thế kỷ 17, chúng ta chỉ có thể nghĩ là sự ảnh hưởng của Thái cực quyền bởi Vương Tông Nhạc rất ít.

Như vậy, Vương Tông Nhạc đã đem lại những gì cho môn võ của dòng họ Trần?

Theo "Quyển phổ", môn võ của Vương Tông Nhạc có 13 thế: Bằng (Peng), Phúc (Lu), Tề (Ji), Án (An Thái Cai), Liệt (Lie), Trửu (Zhou), Kháo (Kao), Tiến (Jin), Thối (Tui), Cố (Gu), Phán (Pan), Định (Ding), đó chính là 13 thế của Thái cực quyền Thôi thủ (Tuishou).

Như vậy có phải Vương Tông Nhạc đem môn Thôi thủ truyền cho gia đình họ Trần, và môn Thôi thủ sau đó được nhập vào môn võ của dòng họ Trần?

Nhưng gần như tất cả những thế này và những nguyên tắc của Thôi thủ đều nằm trong Thiếu Lâm quyền xưa (Phúc, Tề, Án, Thái, Trửu, Thiểm, Đáp thủ...) hay trong môn Thích gia quyền (Bằng, Tề, Thái, Kháo, Tiến, Thối, Cố, Phán và Định). Và thế Bằng được ghi lại trong "Quyền Kinh tổng ca" của Trần Vương Đình. Còn những nguyên tắc như Triền Ty, Phát Kình và Tứ lạng bạt thiên cân, đều nằm trong bài luận của Thiếu Lâm Quyền.

Theo trên, chúng ta chỉ kết luận là môn võ của Vương Tông Nhạc rất giống môn võ của dòng họ Trần và khó tin là Vương Tông Nhạc đã dạy võ cho gia đình họ Trần.

Giả thuyết thứ hai "Quyền Phổ" do Vương Tông Nhạc viết và Vương Tông Nhạc là học trò của gia đình họ Trần.

Theo Cố Lưu Hinh (Gu Liuxin) (1908-1991), Vương Tông Nhạc là học trò của thế hệ thứ 13 của gia đình họ Trần...những quyển sách đầu tiên về Dương gia Thái cực quyền bàn tới Vương Tông Nhạc.

Giả thuyết thứ ba: "Quyển Phổ" không phải do Vương Tông Nhạc viết "Quyển Phổ" có thể do Võ Vũ Tương (Wu Yuxiang) (1812-1880) viết, có lẽ để giảm bớt thanh danh của gia đình họ Trần. Và ông có thể đặt tên Vương Tông Nhạc dựa vào tên Vương Tông của Nội gia quyền.

Như vậy có nghĩa là Võ Vũ Tương đã sao chép lại lý thuyết mà ông đã gom góp được tại làng Trần Gia Câu và Triệu Bảo Chấn.

Theo chúng tôi nghĩ, giả thuyết thứ ba hợp lý nhất.

Xin nhắc lại cuốn "Quyển Phổ" hiện nay được tất cả các chi phái Thái Cực Quyền sử dụng làm lý thuyết căn bản cho môn phái.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét