Thứ Năm, 22 tháng 4, 2010

Thiếu Lâm Sơn Đông Bắc Phái



Chùa thiếu lâm là đất hội võ của Trung Quốc thời xa xưa, là nơi tụ hợp tinh hoa võ thuật mười phương, từ đó hình thành một môn phái Thiếu Lâm được người đời hết sức tôn sùng.
Có thể nói, các môn phái sau này đều bắt nguồn từ Thiếu Lâm, nhờ các bậc danh gia về võ thuật sáng tạo, biến đổi các chiêu thức và tự tìm cho riêng mình những nét đặc trưng mà tạo thành các môn phái khác nhau. Mỗi môn phái đều có điểm mạnh, điểm yếu và sở trường riêng, các đòn đánh mang phong cách đặc trưng của môn phái đó.
Bắt đầu từ thời Minh Thành Tổ, triều vua Vĩnh Lạc Hoàng Đế (Khong năm 1403 theo tây lịch), Thiếu Lâm hình thành ba dòng chính:

1. Thiếu Lâm Nam Phái Tung Sơn.
2. Thiếu Lâm Sơn Đông Bắc Phái (TLSDBP).
3. Thiếu Lâm Bắc Phái Gia Truyền.

TLSDBP ra đời do công lao của một vị võ nữ siêu phàm sáng lập nên.
Dưới thời nhà Minh, dòng họ Âu Dương giàu có ở Tô Châu mộ tiếng chùa Thiếu Lâm, đã gửi có ba người con là: Âu Dương Tòng Đức, Âu Dương Tòng Bình và Âu Dương Minh Châu (nữ) lên núi Thiếu Thất tầm sư học đạo. Trải qua công phu rèn luyện, cả ba đã trở thành những võ lâm cao thủ có võ công thâm hậu lại có óc sáng tạo sâu rộng. Sau này Âu Dương Minh Châu tiếp tục nghiên cứu và bà đã sáng lập ra một chi phái mới của Thiếu Lâm ở miền Bắc đất Hoa Hạ, đó là TLSĐBP nổi tiếng nhất trong võ lâm nhờ các công phu về ngạch công, trong đó Ưng trảo công là môn công phu bậc nhất. Qua nhiều thế hệ, các danh gia võ thuật tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm hình thành nên các đặc thù riêng của TLSĐBP.


VÕ ĐẠO - THIẾU LÂM SƠN ĐÔNG BẮC PHÁI
Vì sao TLSĐBP lưu truyền được qua hàng trăm năm? Đó chính là nhờ đạo học võ của Thiếu lâm Sơn Đông Bắc phái:
1. TLSĐBP thấm nhuần học thuyết âm dương

TLSĐBP cũng như bất kỳ một môn phái võ thuật nào để được chấp nhận, được tôn trọng và lưu hành trong giới võ lâm hẳn phi hội tụ được tinh hoa võ học, phi có ưu thế riêng, đường giao lối đấu độc đáo, công năng quyền biến siêu việt, mà nhất là phi chứa trong mình một cái thuật làm cho thân thể khoẻ mạnh và trường thọ.

Bất kể loại quyền thuật nào cũng nhấn mạnh việc làm khoẻ thân mình là ý nghĩa trọng yếu thứ nhất, đó là phi duy trì được sự cân bằng âm-dương trong cơ thể: "Trong luyện: Tinh-Thần-Khí, ngoài luyện: Thân-Pháp-Bộ" hay: " Trong luyện: hơi thở, ngoài luyện: Gân-Xương-Da". Như thế Âm bằng, Dương mật, tinh thần ổn định, chân khí theo về. TLSĐBP đã tôn cái mục đính thiết thực ấy lên hàng đầu mà dung dưỡng lấy "Thần" và "Khí", bởi "Nhân thần" và "Sinh khí" là cốt lõi của sự sống: "Thần vi bản, khí vi căn. Tuyệt căn can bản, tuyệt bản hư căn". (Thần là thân ngọn, khí là gốc rễ, chết rễ khô cây, chết cây mục rễ). TLSĐBP đã vận cái lẽ hiển nhiên đơn giản mà vô cùng sâu sắc ấy trong các phép tinh luyện của môn phái để trở thành một phương pháp khoa học trong rèn luyện thân thể. Khoa học ở chỗ không được đi trật đường ray của quy luật: Thiên-Nhân-Địa, là tạo được sự thống nhất, sự hoà hợp giữa các yếu tố ấy.

Sợi chỉ đỏ trong luyện pháp công của TLSĐBP là đạt đến "Âm-bình, Dương-mật". TLSĐBP đã truyển hoá được cái tinh thần dịch học huyền vi này vào trong từng đường quyền thế cước làm cho lẽ Âm-Dương được thấu suốt, được thấm nhuần trong các chiêu thức môn phái. TLSĐBP đã trở thành một trong cái thuật rèn luyện thân thể thấm đẫm ý vị triết học đông phưng thần bí, bởi nó tuân theo quy luật biến hoá khôn lường của thuyến học Âm-Dưng, đạt được võ nghệ o diệu kỳ thú như sự vận động không ngừng của tạo hoá muôn sắc diện vậy. Các cao thủ của TLSĐBP trong giao đấu dùng quyền cước rất phóng khoáng, đòn đánh ra liên tiếp lợi hại. Có thể trong khi đang giao đấu, tay phi sử dụng binh khí, bất chợt chuyển qua tay trái khiến đối phưng khó lòng lường được đòn đánh. Đang chém một thế kiếm, bất chợt phóng cước đo quyền, chợt cao chợt thấp, chợt tả chợt hữu, khuynh đo vô lường. Các đòn dánh của TLSĐBP đặc biệt thiên biến hn hẳn các môn phái khác. Chẳng hạn như thế: "Song cước đồng phi", đấu sĩ đang đứng trên mặt đất, chợt nhảy vọt qua đầu đối phương, chân phi đá vào mặt, chân trái đá búng ngược vào gáy đối thủ. Hoặc thế: "Anh hùng độc lập", đấu sĩ bằng mọi cách lừa đối thủ tới rồi bất thần búng người lên như pháo thăng thiên, hai tay dang ra như cánh đại bàng, chân co, chân duỗi muốn đá vào mặt đối phưng tuỳ ý. Trong chiến đấu, ở TLSĐBP bất luận là kỹ thuật phòng thủ hay kỹ thuật tiến công đều không xa rời sự biến hoá của Âm-Dương. Nếu có đối kháng, TLSĐBP vẫn đủ cả công-phòng, tiến-thoái, cưng-nhu, động-tĩnh, hư-thực, kỳ-chính (Kỳ là đánh úp, chính là đánh trực diện), đóng-mở, vv... hết sức linh hoạt, đa biến. Các mâu thuẫn đối lập đó đều hình thành từ nguyên tắc cơ bản căn cứ vào Âm-Dương. Phép biện chứng triến học cổ đại phưng Đông đối với võ thuật TLSĐBP quả kỳ đắc dụng và thiết thực.

Cái thuật làm cho khoẻ và sống lâu đơn giản chỉ là phép luyện thành công sao cho Âm-Dương giao hoà trong cơ thể. Sự cân bằng Âm-Dương ấy chính là hạt nhân hợp lý làm nên công dụng thần kỳ của võ thuật TLSĐBP.
2. "Đức cao hơn nghề" là phương châm tồn tại TLSĐBP

Võ đức (Đạo đức võ) là tinh thần của võ thuật, tôn cao võ đức là truyền thống nền tảng của TLSĐBP.

Thời Minh, trong môn phái Thiếu Lâm có soạn ra "Thiếu Lâm thập điều giới ước" lấy đó làm khuôn vàng thức ngọc để rèn rũa đạo đức cho các môn đồ, ai vi phạm sẽ bị "thanh quy cùng tội", thậm chí còn bị khai trừ khỏi môn phái.
Là con đẻ của Thiếu Lâm tự cổ xưa, TLSĐBP đã tiếp thu, nâng niu, chau chuốt những luật đạo mẫu mực ấy mà truyền cho lớp môn sinh đời hậu. Ngày nay, các võ sư của TLSĐBP đã trên tinh thần của "thập điều giới ước" mà nêu ra tám điều răn dạy môn sinh với những nghiêm cấm cụ thể:

1. Không phản thầy, phế đạo
2. Không dụng võ để đánh người.
3. Không kiêu khi thắng, nản khi bại.
4. Không làm điều ác, không ham sắc dục.
5. Không ham mê cờ bạc.
6. Không uống rượu, không hút thuốc trước, trong và ngay sau buổi tập.
7. Không nghiện ngập, rượu chè, nghiện hút, tiêm chính ma tuý.
8. Không cậy thế khoe khoang võ nghệ để thách thức thi đấu với các lò võ khác.

Các vị sư tổ của môn phái hết sức nghiêm ngặt trong việc lựa chon người dạy đạo: "Đạo cấm truyền bừa bãi, phi truyền cho người hiền lưng, kẻ ngang ngược bất nghĩa không truyền (Ngang ngược tất làm loạn, bất nghĩa tất phụ n)", nên TLSĐBP ngàn năm vẫn theo cổ truyền thu nhận rất ít đồ đệ, ai đã ra nhập môn phái đều được giới giang hồ trọng nể về tài năng và đức hạnh.

TLSĐBP rèn luyện cho người ta c về võ thuật lẫn võ đức, con người được phát triển toàn diện, khoẻ về thể xác, đẹp về tâm hồn. ấy là căn nguyên tạo nên sự tồn tại và phát triển sâu gốc, bền rế của môn phái qua hàng thế kỷ nay...

()

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét